Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб # 52 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH MAU LÀNH| DR DI QUANG BUI в хорошем качестве

# 52 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH MAU LÀNH| DR DI QUANG BUI 1 год назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



# 52 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH MAU LÀNH| DR DI QUANG BUI

-link đăng ký kênh tại    / @dr.diquangbuimd2510   TRƯỚC TIÊN CẦN XEM CÓ PHẢI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH KHÔNG ? 1. Chúng ta đúng là bị Hội chứng ruột kích thích( IBS) hay chưa, hay bị bệnh lý gì khác gây triệu chứng tương tự đau bụng, tiêu chảy, táo bón …như bệnh viêm loét đại tràng, bệnh celiac, ung thư đại tràng. 2. Khi hội chứng ruột kích thích có thể phối hợp bệnh khác như khó tiêu chức năng, tiêu chảy, táo bón, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản chức năng . Lúc này hội chứng ruột kích thích khi điều trị không thể lành bệnh và thậm chí diễn tiến xấu hơn, do vậy nên đến BS chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán chính xác. ĐỪNG QUÁ LO LẮNG CĂNG THẲNG KHI BỊ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH 1. Vì đây không phải là bệnh ung thư, chưa nguy hiểm tính mạng. 2.Chúng ta có thể tự điều chỉnh nếu biết rõ về bệnh mà không cần dùng thuốc. 3. Chúng ta chỉ đến BS Chuyên khoa khi triệu chứng không giảm, có triệu chứng khác hay không tự điều chỉnh được, lúc này BS mới hỗ trợ cho chúng ta. CÁC ĐIỀU SAU ĐÂY CẦN TRÁNH 1. Tránh làm việc quá sức, lo âu, mất ngủ, căng thẳng thần kinh kéo dài vì càng lo lắng, lo âu, càng stress, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ … bệnh càng dễ tái phát và nặng thêm. 2. Không biết món ăn nào hay chọn thực phẩm có lợi hay không lợi trong hội chứng ruột kích thích. 3. Ăn uống quá kiêng sẽ khiến cơ thể thiếu chất, gây suy nhược cơ thể, giảm hệ miễn dịch từ đó phát sinh nhiều bệnh khác, tạo vòng luẩn quẩn làm bệnh khó lành. 4.Không thể điều trị giống nhau cho mọi người mà tùy theo mỗi người có bệnh kèm theo, tình trạng tâm thần kinh, lối sống sinh hoạt.. 5. Chỉ chú ý triệu chứng mà không điều trị nguyên nhân hay các yếu tố thúc đẩy gây hội chứng ruột kích thích thì khó điều trị dứt điểm. 6. Vẫn hút thuốc lá, uống bia rượu, cà phê và thức uống caffeine, bị nhiễm trùng tiêu hóa, hay mắc các bệnh khác phải uống kháng sinh…làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột tạo nên đợt tái phát. NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM 1. Phải biết chế độ ăn FODMAP đó là các thực phẩm không thể tiêu hóa, không thể hấp thu , nhất là FODMAP cao gây nên đau bụng, đầy bụng chướng bụng , tiêu chảy và táo bón, nên chọn các thực phẩm FODMAP thấp theo video số 50 và video 51. 2. Ghi chú các loại thực phẩm rau quả, trái cây, thịt cá, các loại hạt, ngũ cốc nguyên nhạt, dầu… mà có FODMAP thấp nên ăn hằng ngày trong tuần và nên hạn chế những thực phẩm có FODMAP cao. 3..Bắt đầu một cuốn nhật ký để theo dõi những gì đã ăn mỗi ngày, những gì đã làm từ đó sẽ biết điều gì đã làm hoặc đã ăn cho các triệu chứng tốt hơn hay xấu hơn. 4. Nên chọn thực phẩm Organic, tránh thực phẩm dùng thuốc trừ sâu, hóa chất, diệt cỏ. 5. Chế biến và chọn thức ăn vệ sinh, sạch sẽ ăn chín, uống sôi, thực phẩm nên dùng trong ngày, nếu để qua đêm bọc kỹ trong tủ lạnh và chỉ sử dụng cho một ngày hôm sau. 6. Nên sử dụng các thức ăn được chế biến mềm, dễ tiêu hóa và ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no nhất vào buổi tối, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ , mỗi lần ăn lượng thức ăn vừa phải. 7. Luôn vui vẻ, thoải mái, sống lành mạnh, không cần quá lo lắng về bệnh lý của mình. 8. Giữ thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ đúng giờ, tránh ăn uống, nghỉ ngủ không đúng giờ. 9. Luyện tập đi tiêu ngày một lần vào buổi sáng hoặc vào một thời điểm thích hợp, nên xoa bụng vùng thượng vị - rốn theo chiều kim đồng hồ vài lần mỗi ngày để kích thích nhu động ruột, nhất là thể táo bón. 10. Tập thể dục, ngồi thiền, tập yoga.. 30 phút mỗi ngày, 3 đến 5 ngày một tuần. Các nghiên cứu cho thấy điều này giúp cải thiện các triệu chứng IBS. NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT 1. Nên đi khám định kỳ 6 -12 tháng /lần, nhất là khi trên 40 tuổi để tầm soát bệnh lý khác tại đại trực tràng như polyp, viêm loét .. 2. Hội chứng ruột kích thích vừa có bệnh kèm như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh viêm loét dạ dày , trào ngược thực quản –chúng ta cũng phải tự điều chỉnh cho phù hợp. sẽ thay đổi ít nhiều lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống … 3. Khi triệu chứng không giảm, có triệu chứng khác hay không tự điều chỉnh được, lúc này nên đến Bs chuyên khoa tư vấn. Nếu biết tường tận các yếu tố trên, chúng ta sẽ an tâm tự điều chỉnh về bệnh. Tài liệu tham khảo: https://www.msdmanuals.com: MSD MANUAL - Phiên bản dành cho chuyên gia https://www.uptodate.com: UPTODATE- Pathophysiology of irritable bowel syndrome, Patient education: Irritable bowel syndrome (The Basics-Beyond the Basics), Treatment of irritable bowel syndrome in adults -09/2022 https://www.shinagawa-zaitaku.com/bow.... html https://www.taisho-direct.jp/simages/...

Comments