Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб CHÂU VỀ HIỆP PHỐ. Tập 01. Tác giả NV. Phú Đức. Người đọc: Thái Hoàng Phi в хорошем качестве

CHÂU VỀ HIỆP PHỐ. Tập 01. Tác giả NV. Phú Đức. Người đọc: Thái Hoàng Phi 1 месяц назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



CHÂU VỀ HIỆP PHỐ. Tập 01. Tác giả NV. Phú Đức. Người đọc: Thái Hoàng Phi

#TủSáchTinhHoa #tsthcuathaihoangphi #phuduc @TSTH giới thiệu: Tác phẩm: "CHÂU VỀ HIỆP PHỐ". Tập 01 Tác giả: NV. Phú Đức - Phát hành tại Sài Gòn, 1926 Người đọc và chú thích: Thái Hoàng Phi Tiểu sử: Nói tới Hồ Biểu Chánh là nói tới tiểu thuyết tình cảm, xã hội, còn nói tới tiểu thuyết trinh thám phải nói tới Phú Ðức, đó là đặc trưng của hai nhà viết tiểu thuyết danh tiếng ở miền Nam. Nhà văn Phú Ðức tên thật là Nguyễn Ðức Nhuận, sinh ngày 24-9-1901 tại xã Bình Hòa tỉnh Gia Ðịnh, tên bổn mạng là Joseph, ông từ trần ngày 4-3-1970 tại Gia Ðịnh, hưởng thọ 70 tuổi. Thân phụ ông là Nguyễn Ðức Tuấn từng làm Ðốc học trường Sơ học tỉnh lỵ Gia Ðịnh và Cai tổng Tổng Bình Trị Thượng tỉnh Gia Ðịnh. Trước khi trở thành nhà văn, Phú Ðức là một nhà giáo, dạy tại trường Gia Ðịnh do thân phụ ông làm Hiệu trưởng. Năm 1924 nhà giáo Nguyễn Ðức Nhuận viết tiểu thuyết Câu chuyện canh trường, gửi đăng trên nhật báo Trung Lập. Lúc đó tờ Trung Lập do Trương Duy Toản làm chủ bút, ông nhận thấy tờ Ðông Pháp Thời Báo nhờ tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh được nhiều độc giả, nên cụ Mạnh Tự đã mời tác giả Câu chuyện canh trường, cộng tác viết tiểu thuyết cho báo Trung Lập. Tên tuổi Phú Đức bắt đầu từ báo Trung Lập nây, với Cái nhà bí mật rồi sau đó viết tiếp Hiệp phố châu huờn. Năm 1925, có phong trào tẩy chay hàng Bombay của người Ấn diễn ra rầm rộ tại Sàigòn. Nhà cầm quyền không muốn phong trào đi quá đà, nên đã chỉ thị cho tòa soạn Trung Lập không được đăng bài cổ động. Do đó, nhiều người làm cho báo Trung lập bất mãn. Riêng Phú Đức không chịu được thái độ ấy, nên đã quyết định rời khỏi báo Trung Lập. Nhân đó, tờ báo Công Luận mời Phú Đức về làm Chủ bút và đăng tiếp Hiệp phố châu huờn từ số từ số 371, ngày 7-7-1926 với nhan đề mới là Hoàn Ngọc Ån, đến số 374 lại đổi thành Hiệp phố châu huờn. Khi in thành sách mới sửa lại tên Châu về hiệp phố. Từ đó Phú Đức thôi làm thầy giáo dành thì giờ chuyên viết tiểu thuyết. Sau nầy khoảng thập niên 1950, ông cộng tác với các Nhật báo Thần Chung của Nam Đình, Tiếng Chuông của Đinh Văn Khai, rồi làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tuần báo Bình Dân và chủ nhiệm nhật báo Dân Thanh. Ông hâm mộ thể thao, chơi quần vợt, bóng tròn, ông cũng có luyện tập võ nghệ, nhờ đó ông viết đúng các thế võ thuật, ông thích xem chiếu bóng và đọc truyện trinh thám của Pháp nhứt là tác giả Michel Zevaco. Những sở thích ấy, giúp cho ông viết thành những chi tiết được độc giả thích thú và hâm mộ. Ông mất ngày 4-3-1970 tại nhà riêng đường Phó Đức Chính Gia Định, thọ 69 tuổi. Ông Bút Trà Nguyễn Đức Nhuận, chủ nhiệm báo Sàigòn Mới làm thơ khóc ông: Cùng họ cùng tên lại một nghề, Cùng trong tòa soạn thuở nào hê? Bốn mươi năm trước còn ghi dấu! Bảy chục xuân nay đã vội về. Vắng bạn văn đàn trông thấy thiếu, Có mình thế giới tưởng như dư. “Lửa lòng”, “Hiệp phố”, lần tay giở, Sách đó, người đâu? xiết não nề! Theo như ông trả lời cuộc phỏng vấn của báo Ngày Mới năm 1959, ông đã sáng tác trên 70 bộ tiểu thuyết, trong vòng 35 năm. Tác phẩm: - Cái nhà bí mật (1925) - Châu về hiệp phố (1926) - Tiểu anh hùng Võ Kiết (1929) - Lửa lòng (Bách Sima) - Một mặt hai lòng (1929) - Non tình biển bạc - Tình trường huyết lệ (1930) - Một thanh bửu kiếm (1930) - Chẳng vì tình (1930)

Comments