Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб (4) Hồi ký: Thiếu,tướng Trần Đại Nghĩa nhà khoa học anh hùng. в хорошем качестве

(4) Hồi ký: Thiếu,tướng Trần Đại Nghĩa nhà khoa học anh hùng. 11 дней назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



(4) Hồi ký: Thiếu,tướng Trần Đại Nghĩa nhà khoa học anh hùng.

TĂNG CƯỜNG NHÃN LỰC KỸ THUẬT CHẾ TẠO SKZ VÀ VŨ KHÍ HẠNG NẶNG         Từ đầu chiến tranh, thực dân Pháp âm mưu tốc chiến tốc thắng hòng nhanh chóng tiêu diệt sinh lực của ta. Chúng dùng tàu chiến đánh ngược dòng sông Lô, uy hiếp an toàn khu của ta, nhảy dù xuống Bắc Cạn ngày 07/10/1947 hòng phá tan cơ sở quân giới của ta. Nhưng chúng đã bị quân dân ta đánh trả quyết liệt bằng chiến thắng sông Lô vang dội, đập tan hoàn toàn mưu đồ của chúng trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947.         Cục Quân giới liên tiếp nhận được điện tín từ các mặt trận gửi về khen ngợi tác dụng và uy lực của ba dô ca. Giặc Pháp lo sợ, tìm cách chống đỡ bằng cách xây một hệ thống boong ke, lô cốt bằng bê tông cốt thép có bề dày hơn trước, hòng tránh badôca của ta.         Trong thời gian hội nghị Quân giới toàn quân lần thứ nhất tháng 9-1948, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trường Bộ Quốc phòng đã chỉ thị cho Cục Quân giới phải khẩn trương nghiên cứu một loại vũ khí có sức công phá lớn hơn ba dô ca, có khả năng tiêu diệt boong ke, lô cốt kiểu mới của địch.         Hồi đó, ta có thu nhập được một số mìn lõm cỡ 5 kg của Mỹ, có sức xuyên bê tông cốt thép rất lớn. Chính loại mìn này làm cơ sở chế tạo đầu đạn mới. Sau khi được Cục trưởng giao nhiệm vụ và gợi ý, Nha Nghiên cứu Kỹ thuật đã đề xuất phương án làm súng không giật SKZ.         Việc thành lập Nha Nghiên cứu Kĩ thuật của Cục Quân giới năm 1946 là do đề xuất và sự chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng . Ngay từ đầu ông đã xác định tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, chế thử vũ khí nên cần có Nha Kĩ thuật bên cạnh Nha Giám đốc các binh công xưởng và Nha Mậu dịch. Ông đã lựa chọn được một số thanh niên trí thức đầy tâm huyết có trình độ tú tài và cử nhân để đào tạo làm nhân lực ban đầu của Nha Kĩ thuật. Đó chính là những học viên của lớp học vũ khí đầu tiên ở ứng Hòa đầu năm 1947 do Cục trưởng Trần Đại Nghĩa trực tiếp giảng dạy.         Lãnh đạo Cục Quân giới đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Nha Kỹ thuật, do Cục trưởng Trần Đại Nghĩa kiêm Giám đốc, đồng chí Hoàng Đình Phu, Phó Giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Đốn năm 1948, Nha đã có các phòng kỹ thuật chuyên môn khá mạnh là: Phòng Xạ thuật, Phòng Hóa chất, Phòng Cơ khí, Phòng Tác chiến và Xưởng Thực nghiệm.         Phòng Xạ thuật, một đơn vị quan trọng của Nha được tăng cường cả về nhân lực, tài liệu kỹ thuật và phương tiện nghiên cứu, do đồng chí Nguyễn Trinh Tiếp làm trưởng phòng và đồng chí Đỗ Đức Dục làm phó phòng.         Nội dung những bài giảng của kỹ sư Trần Đại Nghĩa ở Ừng Hòa đã phát huy tác dụng. Đồng chí Đỗ Đức Dục nhớ lại: "Những bài học ban đầu về xạ thuật mà đồng chí Trần Đại Nghĩa Cục trưởng kiêm Giám đốc Nha lên lớp ở Ứng Hòa, đồng chí Hoàng Đình Phu, Phó giám đốc có ghi chép cẩn thận và trao lại cho đồng chí Nguyễn Trinh Tiếp. Tài liệu tuy ngắn nhưng súc tích, bao gồm những công thức về nội phao, ngoại phao, tính toán những hiện tượng về động lực, về áp suất... trong quá trình quả đạn di chuyển từ nòng súng đến mục tiêu. Với vốn sẵn có về toán cao cấp, lại có một lề lỗi làm việc khoa học, đồng chí Tiếp đã triển khai khẩn trương, đỡ phải mày mò từ đầu” (Đỗ Đức Dục, Tài liệu NCKT kỷ niệm 50 năm thành lập, trang 554).         "... Anh Nguyễn Trinh Tiếp trình bày cụ thể với anh Phu về tiền dự án và những tính năng hỏa lực cần phải đạt được của loại vũ khí SKZ này. Anh Phu đồng ý và làm báo cáo gửi anh Nghĩa kèm theo bản thảo phác họa vũ khí và tính toán sơ bộ của Phòng Xạ thuật.         Được Cục trưởng Trần Đại Nghĩa phê duyệt, công việc xúc tiến ngay. Kèm theo công văn phê duyệt có một tài liệu viết tay của anh Nghĩa hướng dẫn tính toán cụ thể thêm về vũ khí không giật. Chứng tỏ vấn đề này anh Nghĩa cũng đã có suy tính từ trước. Đó là một tài liệu rất quý để nâng cao trình độ lý luận của cán bộ Phòng Xạ thuật. Phó giám đốc Hoàng Đình Phu quyết định thành lập Ban SKZ (viết tắt của súng không giật), cử anh Nguyễn Trinh Tiếp làm trưởng ban, anh Nguyễn Nguyên Huy làm thư ký và một số trưởng, phó phòng tham gia ban này” (Nguyễn Phước Hoàng - Đỗ Đức Dục - Tài liệu Viện Nghiên cứu kỹ thuật Quân giới NCKT năm 1997 trang 65).

Comments