Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Chấm dứt tình trạng ảnh chụp bị mờ nhòe в хорошем качестве

Chấm dứt tình trạng ảnh chụp bị mờ nhòe 1 год назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Chấm dứt tình trạng ảnh chụp bị mờ nhòe

Những người mới bước chân vào nhiếp ảnh rất hay gặp tình trạng ảnh chụp bị mờ nhòe mà không biết rõ nguyên nhân để khắc phục, đặc biệt đối với những người tự học. Ảnh chụp bị mờ nhòe tôi muốn nói ở đây không phải do các vấn đề về lấy nét như lệch nét không đúng chủ thể cần lấy nét hoặc chưa lấy được nét, mà mờ hoặc nhòe do tốc độ màn trập máy ảnh thấp hơn độ rung lắc của máy ảnh khi chụp chủ thể tĩnh hoặc tốc độ màn trập máy ảnh thấp hơn mức độ dao động của các chủ thể chuyển động nên không đóng băng được chủ thể cần chụp. Vấn đề căn bản nhất và đầu tiên của nhiếp ảnh là ảnh phải đúng nét. Vì vậy, sau đây tôi sẽ nêu ra 2 nhóm nguyên nhân chính gây ra vấn đề này và cách khắc phục. 1 – MÁY BỊ RUNG Máy bị rung có thể do khả năng cầm giữ vật nặng của tay của mỗi người khác nhau và còn do việc cầm và bấm máy chưa đúng kỹ thuật. Máy bị rung có thể gây ra bởi 5 nguyên nhân sau đây: - Nguyên nhân thứ nhất: Rung do cách cầm máy chưa chắc chắn. Khi đứng chụp ảnh nên dang 2 chân, tốt nhất là chân trước chân sau và hạ thấp trọng tâm để ổn định được cơ thể. - Nguyên nhân thứ 2: Bấm máy trong lúc nhịn thở. Thời điểm tốt hơn tôi đánh giá sẽ là giữa khoảng thời gian thở ra là thời điểm cơ thể ít bị rung nhất. Tuy nhiên trên lý thuyết là như thế nhưng chúng ta không thể tập trung vào hơi thở để quyết định việc bấm máy sẽ mất những khoảnh khắc cần chụp. Do đó, chúng ta nên luyện tập cách thở đều và bấm máy vào bất cứ thời điểm nào cần thiết. - Nguyên nhân thứ 3: Bấm nút chụp quá mạnh. Một số ít người có thói quen nhấn nút chụp quá mạnh do lo sợ lỡ mất khoảnh khắc cũng có thể là thủ phạm gây rung máy khi chụp. Ngoài ra, trên những chiếc máy ảnh công nghệ DSLR, việc chiếc gương lật lên khi nhấn nút chụp cũng ảnh hưởng phần nào tới độ ổn định của máy ảnh. - Nguyên nhân thứ 4: Máy ảnh ngay cả khi được đặt lên chân máy vẫn có thể xảy ra rung lắc trong một số tình huống. - Nguyên nhân thứ 5: Thường xảy ra với chủ đề chân dung khi chụp với trường ảnh quả mỏng đối với các ống kính tiêu cự dài, khẩu độ lớn và khoảng cách tới chủ thể gần cũng sẽ rất dễ gây ra ảnh bị mờ nhòe ngay cả khi tốc độ chụp rất cao tới 1/vài nghìn giây. Nguyên nhân này thường gây ra do máy bị di chuyển một chút xíu trong giai đoạn lấy nét đến trước thời điểm chụp chứ không phải do trong khi chụp. Ngoài việc cần giải quyết 5 nguyên nhân đã nêu trên, chúng ta cần biết thêm qui tắc về tốc độ chụp tối thiểu và các thông tin liên quan. - Có một qui tắc tốc độ màn trập tối thiểu khi cầm tay trong nhiếp ảnh để đảm bảo không rung máy cho số đông là tốc độ màn trập không nhỏ hơn 1/tiêu cự ống kính tính trên máy trên fullframe. Ví dụ nếu chúng ta chụp với ống kính 50mm thì tốc độ chụp tối thiểu là 1/50”. Nếu là các ống kính crop 1.5 như trên máy ảnh Fujifilm X-series thì chúng ta phải qui đổi tiêu cự sang fullframe bằng cách nhân tiêu cự này với hệ số crop là 75mm để có tốc độ màn trập tối thiểu là 1/75”. - Tuy nhiên thường những người trẻ và khỏe có thể cầm máy chắc hơn và có thể đảm bảo không rung ở tốc độ thấp hơn nhiều trong khi một số người già và yếu hơn vẫn bị rung khi theo qui tắc này. Do đó, mỗi chúng ta nên thử nghiệm và hiệu chỉnh qui tắc cho riêng mình để tối ưu vì nếu phải chụp tốc độ cao trong môi trường có ánh sáng yếu sẽ dẫn tới ISO sẽ nhảy lên rất cao làm cho ảnh bị nhiễu. Cách tìm tốc độ tối thiểu của bản thân là đầu tiên sẽ chụp ở tốc độ theo qui tắc rồi hạ dần tốc độ cho tới khi ảnh bắt đầu bị mờ nhòe thì tốc độ ngay trước đó chính là tốc độ tối thiểu. - Hiện nay công nghệ chống rung cho cả cảm biến máy ảnh (IBIS) và ống kính (OIS) rất phát triển, có thể hỗ trợ chống rung tới 5-6 stop cũng giúp chúng ta có thể chụp chậm hơn mà vẫn đảm bảo nét. 2 – TỐC ĐỘ MÀN TRẬP CHẬM HƠN CHUYỂN ĐỘNG Để đóng băng các chủ thể chuyển động, tốc độ màn trập lúc này không chỉ đảm bảo không bị rung như khi chụp các chủ thể tĩnh, mà còn cần tốc độ cao hơn và tỉ lệ thuận với tốc độ chuyển động của chủ thể. Thông thường , tốc độ cao nhất là chụp chủ đề động vật hoang dã như chụp chim đang bay hoặc chủ để thể thao như vận động viên đua mô-tô cần tốc độ chụp khoảng 1/một vài nghìn giây. Thấp hơn một chút có thể là chủ đề đường phố như ôtô xe máy chạy trên đường cần tốc độ khoảng 1/500”. Ngay cả chụp chân dung với người mẫu ngồi im thực tế vẫn có sự chuyển động nhất định. Theo kinh nghiệm của tôi thì chụp người mẫu đứng im cần tốc 1/125”, đi bộ cần 1/250” và trẻ em cần gấp đôi 1/500”. Tốc độ thực tế vẫn phải do chính kinh nghiệm thực tế của các bạn hoặc cần kiểm tra kết quả ngay sau khi chụp thử để điều chỉnh phù hợp vì tốc độ còn ảnh hưởng bởi góc chụp và tiêu cự ống kính. Khi chụp di chuyển dọc sẽ cần tốc độ thấp hơn di chuyển chéo hoặc ngang, ống kính tiêu cự rộng cần tốc độ chậm hơn tiêu cự tele. 0:00 Tình trạng chụp ảnh bị mờ nhòe 0:51 Giới thiệu kênh 1:07 Máy ảnh bị rung 7:39 Tốc độ màn trập chậm hơn chuyển động #photography #fujifilm #technical #blur #sharp #shoting

Comments