Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Việt Lang - Tình quê hương - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 052 в хорошем качестве

Việt Lang - Tình quê hương - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 052 10 месяцев назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Việt Lang - Tình quê hương - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 052

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC   Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình. Trân trọng. Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 52 – Việt Lang - Tình quê hương 1- Chiều Yên Thế – Hợp ca 2- Tình quê hương - Sĩ Phú 3- Đoàn quân đi - Mai Hương 4- Cầu cau – Quỳnh Hoa 5- Những hình bóng qua – Mai Hoa 6- Thu trên sông – Mỹ Linh 7- Một cánh hoa đào thắm – Quỳnh Hoa 8- Đàn xuân – Mỹ Linh *** Việt Lang, một tên tuổi được rất ít người biết đến, nếu không nói rằng hoàn toàn xa lạ, nhất là đối với giới yêu nhạc sau này. Có lẽ vì ông không sáng tác nhiều, và hơn thế nữa, ông không viết tình ca, một thể loại dễ thu hút và hấp dẫn người nghe cho dù ở giai đoạn nào. Nhưng Việt Lang không cần điều ấy, bởi chính ông cũng chưa bao giờ tự nhận mình là nhạc sĩ chuyên nghiệp. Có nổi tiếng hay không? Đối với Việt Lang, điều ấy không quan trọng. Ông chỉ sáng tác theo cảm hứng cho riêng ông. Nhạc sĩ Việt Lang có tên thật là Lê Quý Hiệp, sinh năm 1927 ở Thái Bình, trong một gia đình trí thức. Thuở nhỏ, ông học tại trường Saint Thomas d' Aqui tỉnh Nam Định, một trường tư thục công giáo, sau ông lên Hà Nội cùng gia đình theo học trường EPSI, nay là trường Chu Văn An. Ca khúc "Chiều Yên Thế" là sáng tác đầu tay của Việt Lang. Khi ấy ông chỉ mới 18 tuổi. Nhạc phẩm này đã có một thời gây được nhiều ấn tượng trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Bút hiệu Việt Lang ông đã chọn có nghĩa là “Chàng trai nước Việt”. Ca khúc “Tình quê hương” cũng ra đời sau đó và trở thành tác phẩm tiêu biểu nhất của giòng nhạc Việt Lang. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, khó có mấy người không xúc động khi nghe những lời: Ngàn dâu xanh ngắt mấy nếp tranh xa mờ, Tiếng sáo bay dập dìu đường về thôn xưa. Tình quê lai láng dưới trời thu, Khói xây thành chập chùng mây đưa. Cành tơ liễu thấp thoáng bên hồ, Mùa nhớ nhung dòng nước lững lờ. Ta ra đi một chiều thắm Vang lời ca buồn trong khóm lá Nỗi u hoài ngày tháng khôn nguôi. Miền xa thương nhớ, Tình quê hương thiết tha Buồn lắng nhắn theo lời gió. Mùa trăng êm tiếng tơ một trời còn vương. Ôi buồn nhớ quê hương! ” Năm 1946, Việt Lang tham gia kháng chiến, giai đoạn này nhạc sĩ Việt Lang cho ra đời hàng loạt sáng tác như: "Những hình bóng qua", "Mùa không biên giới", "Đàn xuân"… Những ca khúc của Việt Lang khi ấy hỗ trợ tinh thần cho biết bao chàng trai nước Việt để lên đường chống thực dân Pháp. Trong số những sáng tác ấy, nổi bật hơn cả là ca khúc "Đoàn quân đi". Nhạc sĩ Việt Lang từng tâm sự về hoàn cảnh ra đời của ca khúc này: "Tôi viết bài "Đoàn quân đi" trong một đêm tháng 2 năm 1948, khi hành quân vào quân khu 3 trong mưa trơn, bùn sâu. Nửa đêm về sáng, chúng tôi tạm trú ở một xóm nhỏ rất nghèo, anh em mệt và ngủ. Nhìn đồng đội, đồng bào, lòng tôi trào lên một niềm cảm kích sâu sắc. Những nét nhạc nảy ra. Tôi rút quyển sổ đặt lên chiếc giường tre cũ kỹ và viết dưới ánh sáng của ngọn đèn dầu. Tôi hoàn chỉnh bài hát lúc gần về sáng… Tôi muốn ghi lại hình ảnh thực, ý nghĩa thực của một người chiến sĩ ... Tôi cũng muốn vẽ nên hình ảnh của đất nước những năm đầu kháng chiến chống Pháp, biết bao gian khổ, để những thế hệ sau đừng quên. Gian khổ như thế nhưng vẫn lạc quan”. Thời kỳ kháng chiến ấy, “Đoàn quân đi” của Việt Lang, có thể so sánh ngang hàng với những nhạc phẩm như: “Uất hận” của Nguyễn Xuân Khoát, “Làng tôi” của Văn Cao, “Hành quân xa” của Đỗ Nhuận, “Quê em miền trung du” của Nguyễn Đức Toàn, hay “Nhạc tuổi xanh” của Phạm Duy. Việt Lang là mẫu người rất đặc biệt, khi làm việc gì, ông phải làm đến nơi đến chốn. Ngoài viết nhạc, dạy học, dịch sách, ông còn viết báo. Ông thông thạo 2 ngoại ngữ: Pháp, Anh. Ông từng làm trưởng đoàn chuyên gia giáo dục tại Thủ đô Luanda (Angola) tới 10 năm. Chính ông là dịch giả của cuốn truyện nổi tiếng "Lão Gôriô" của văn hào Pháp Balzac, "Phía Tây không có gì lạ" của văn hào Đức Remarque… Việt Lang sống khép kín, âm thầm cống hiến tài năng của mình cho xã hội trong ngành giáo dục. Âm nhạc đối với ông là những gợn sóng trên mặt hồ phẳng lặng. Bạn bè của ông đã nhắc về ông như sau: “Cuối năm 2007, tức là sau gần 60 năm lặng lẽ rút khỏi âm nhạc, ông đã từ bệnh viện tới dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập hội Nhạc Sĩ Việt Nam, để hội ngộ những bạn bè xưa của mình. Để được bắt tay, choàng vai và ôn lại những kỷ niêm xưa…” Năm 2008, Việt Lang lặng lẽ giã từ ra đi khỏi cuộc đời, để lại nhiều tiếc nuối cho nhiều người thuộc thế hệ của ông. Thế hệ của những người đã hy sinh bỏ lại tất cả để... ...Lòng say mê dấn bước ra đi Vì núi sông ca khúc nguyện thề...

Comments