Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Lưu Bị - Vị hoàng đế nhân nghĩa được lòng người | Tóm tắt lịch sử Trung Quốc в хорошем качестве

Lưu Bị - Vị hoàng đế nhân nghĩa được lòng người | Tóm tắt lịch sử Trung Quốc 2 месяца назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Lưu Bị - Vị hoàng đế nhân nghĩa được lòng người | Tóm tắt lịch sử Trung Quốc

#suluoc #tomtatlichsu #lichsutrungquoc #tamquoc #luubi ► Theo dõi Sử Lược tại: Facebook:   / suluoctomtatlichsu   Câu Chuyện Lịch Sử:    / @suluoc2   ► Liên hệ quảng cáo qua fanpage Facebook ► Like & Subcribe để theo dõi những video tiếp theo! ------------------------------ Nội dung: 00:00 Khởi binh & tiếp quản Từ Châu 03:31 Giao tranh với Lữ Bố, Viên Thuật, Tào Tháo 08:33 Chạy về Kinh Châu, thu phục Gia Cát Lượng 11:27 Trận Xích Bích, tranh Kinh Châu với Tôn Quyền 15:21 Chiếm Tây Xuyên 23:46 Phân chia lại Kinh Châu 25:07 Chiếm Hán Trung 28:38 Mất Kinh Châu 29:48 Xưng đế & đánh Đông Ngô (trận Di Lăng) 34:34 Nhận định 38:35 Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa ------------------------------ Hán Chiêu Liệt Đế, hay Thục Hán Tiên chủ, tên thật là Lưu Bị (161 – 223), tự là Huyền Đức, là Hoàng đế khai quốc của nước Thục Hán, một chính trị gia và thủ lĩnh quân phiệt vào cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Bị được sử sách xác nhận là dòng dõi xa của hoàng tộc nhà Hán. Xuất thân nhà nghèo, ông phải tự lao động kiếm sống từ thuở nhỏ. Sự nghiệp của Lưu Bị khởi đầu bằng việc tham gia trấn áp cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng và làm quan cho triều đình, nhưng đường hoạn lộ của ông ban đầu không được suôn sẻ. Gặp lúc nhà Hán suy yếu và nổ ra chiến tranh quân phiệt, Lưu Bị cùng hai người huynh đệ kết nghĩa là Quan Vũ và Trương Phi dần dần tự gây dựng lực lượng và tham gia vào cuộc chiến này. Tuy nhiên, cuộc tranh hùng của Lưu Bị ban đầu không thuận lợi, ông nhiều lần thất bại và phải đi nương nhờ dưới trướng nhiều chư hầu đương thời như Công Tôn Toản, Lã Bố, Tào Tháo, Viên Thiệu, Lưu Biểu. Trong thời gian nương nhờ Lưu Biểu ở Kinh châu, Lưu Bị được Gia Cát Lượng theo phò tá và vạch ra Long Trung đối sách để tranh thiên hạ. Theo đường lối này, ông liên kết với quân phiệt Tôn Quyền ở Giang Đông cùng chống Tào Tháo ở phía bắc, chiếm được một phần Kinh châu và gần trọn Ích châu làm đất dựng nghiệp. Tuy nhiên, chiến lược Long Trung đối sách có nguy cơ đổ vỡ vì liên minh với Tôn Quyền rạn nứt, họ Tôn đánh chiếm phần Kinh châu của ông và giết Quan Vũ, khiến Lưu Bị cất quân đánh báo thù và định giành lại đất, sau khi chính thức xưng hoàng đế để kế tục nhà Hán vừa bị họ Tào đoạt ngôi. Thất bại ở Di Lăng khiến Lưu Bị suy sụp, lâm bệnh rồi qua đời. Cơ nghiệp ông gây dựng được truyền lại cho người con cả Lưu Thiện và giao cho thừa tướng Gia Cát Lượng phò tá. Lưu Bị là một trong những nhân vật chính của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa. Trong tác phẩm này La Quán Trung xây dựng Lưu Bị là nhân vật chính diện, có lòng nhân từ bác ái, thương dân như con của một vị vua hiền đức (Tuyệt nhân là Lưu Bị, tuyệt gian là Tào Tháo, tuyệt trí là Khổng Minh). Vì vậy, tiểu thuyết hư cấu một số tình tiết về ông so với ngoài đời thật, và một số hành động thể hiện tính quyết đoán và chiến tích quân sự của Lưu Bị lại được gán cho thuộc hạ của ông. Do ảnh hưởng quá lớn từ tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, nên nhiều người cho rằng Lưu Bị là một người nhu nhược, có đức nhưng thiếu tài, nhờ may mắn có các cận thần tài giỏi mà ông mới dựng được cơ nghiệp. Trên thực tế, ghi chép của bộ chính sử Tam quốc chí cho thấy Lưu Bị là một vị tướng có tài cầm quân, biết ứng phó linh hoạt, nhất là khả năng nhìn thấu nội tâm, thu phục nhân tài và khiến họ một lòng trung thành với mình, nhiều nhân vật nổi danh cùng thời như Tào Tháo, Quách Gia, Chu Du, Lục Tốn... cũng đánh giá rất cao tài năng của ông. Bộ chính sử Tam quốc chí đã ca ngợi ông là "người cương nghị khoan hoà nhân hậu, hiểu lòng người kính kẻ sĩ, có phong độ của Hán Cao Tổ, có khí chất của bậc anh hùng".

Comments