Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб TÌNH XƯA. Tác giả: NV. Thạch Lam. Người đọc: Thái Hoàng Phi в хорошем качестве

TÌNH XƯA. Tác giả: NV. Thạch Lam. Người đọc: Thái Hoàng Phi 6 месяцев назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



TÌNH XƯA. Tác giả: NV. Thạch Lam. Người đọc: Thái Hoàng Phi

#TủSáchTinhHoa giới thiệu: Truyện ngắn "TRỞ VỀ". Tác giả: Thạch Lam Người đọc: Thái Hoàng Phi #tsthcuathaihoangphi #tusachtinhhoa #Thach Lam Tiểu sử Tác giả: Thạch Lam (1910 -1942) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn. Ông cũng là em ruột của 2 nhà văn khác nổi tiếng trong nhóm Tự Lực văn đoàn là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Ngoài bút danh Thạch Lam, ông còn có các bút danh là Việt Sinh, Thiện Sỹ. Thạch Lam sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thạch Lam là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6 trai, 1 gái). Nguyên tên ban đầu của ông do cha mẹ đặt là Nguyễn Tường Vinh. Đến năm Thạch Lam 15 tuổi, thấy mình học chậm, cần tăng thêm tuổi để học "nhảy" 4 năm, ông làm lại khai sinh, thành Nguyễn Tường Lân. Cha là Nguyễn Tường Nhu (1881-1918), thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông phán Tòa sứ, thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ là bà Lê Thị Sâm, là con gái đầu lòng cụ Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở huyện Cẩm Giàng. Bấy giờ tri huyện Cẩm Giàng Nguyễn Tường Tiếp (tục gọi là Huyện Giám), quê gốc Quảng Nam, có con trai là Nguyễn Tường Nhu đến tuổi lấy vợ, mới cho người mai mối hỏi cô Lê Thị Sâm về làm dâu họ Nguyễn Tường. Theo những gì mà người thân của Thạch Lam kể lại, mặc dù cao tới 1m70, vượt trội hơn khá nhiều chiều cao trung bình của người Việt thời đó, nhưng sức khỏe của Thạch Lam lại rất không tương xứng với chiều cao của ông. Có thể nói, ông thuộc dạng thể chất yếu. Vì thế mà ông rất năng chơi thể thao (ông chơi tennis vào loại khá) và có thời kỳ, ông cùng người anh rể tương lai tên gọi Nguyễn Kim Hoàn đi học võ nghệ. Một tuổi thơ nhọc nhằn cộng với cuộc sống lao lực vì miếng cơm manh áo đã làm Thạch Lam sớm mắc căn bệnh lao phổi, một căn bệnh nan y thời bấy giờ. Ông mất tại "nhà cây liễu" vào ngày 27 tháng 6 năm 1942, lúc mới 32 tuổi, khi đang còn trong độ tuổi rực rỡ trên văn đàn. Ông ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ trong cảnh nghèo. Gia đình đã an táng ông nơi nghĩa trang Hợp Thiện, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Thạch Lam có ba người con, hai trai một gái là bà Nguyễn Tường Nhung, ông Nguyễn Tường Đằng, và trước vài ngày khi Thạch Lam mất, vợ ông sinh thêm con trai mà sau này là nhà văn Nguyễn Tường Giang. Nguyễn Tường Giang tốt nghiệp Trường Đại học Y khoa Sài Gòn năm 1968. Ra trường, ông làm việc tại các bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương. Sau biến cố tháng 4/1975, ông qua Mỹ hành nghề tư, tham gia giảng dạy chuyên môn (sản phụ khoa) tại Southside Hospital, Bay Shore, New York rồi tại Virginia Hospital Center, tại Arlington, Virginia, và về hưu năm 2010. Con rể của ông là Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Ngô Quang Trưởng. Theo nhà văn Băng Sơn thì sau khi Thạch Lam mất, vợ và các con ông có về sống ở Cẩm Giàng với bà Phán Nhu một thời gian rồi di cư vào Nam. Thạch Lam còn viết các tác phẩm vô cùng xuất sắc. Một trong các tác phẩm ấy là " Hai đứa trẻ" đã được in vào SGK ngữ văn 11 đem đến cho nhiều kiến thức cho học sinh. ....

Comments