Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Hoàng Quý - Cô láng giềng - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 022 в хорошем качестве

Hoàng Quý - Cô láng giềng - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 022 3 года назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Hoàng Quý - Cô láng giềng - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 022

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC   Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình. Trân trọng. Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 022 – HOÀNG QUÝ 1- Bóng cờ lau - Hợp ca 2- Trên sông Bạch Đằng - Hợp ca 3- Nước non Lam Sơn - Hợp ca 4- Cảm tử quân - Hợp ca 5- Đêm trong rừng - Hợp ca 6- Tiếng chim gọi đàn - Hợp ca 7- Chiều quê - Khánh Ly 8- Chùa Hương - Thanh Lan 9- Cô láng giềng - Vũ Khanh 10- Xuân về - Bùi Thiện Cổ nhân có câu: “Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu”, hàm chứa ý nghĩa rằng những người quá đẹp hoặc quá tài giỏi thường hay yểu mệnh. Trong giới nhạc sĩ thuộc giai đoạn tiên phong của chúng ta, dường như cũng bị quy luật này ảnh hưởng đến. Từ Đặng Thế Phong, tới La Hối, và rồi bây giờ là nhạc sĩ Hoàng Quý, cũng qua đời rất sớm, chỉ sống lâu hơn Đặng Thế Phong vỏn vẹn có 2 năm. Vậy mà chúng ta chỉ thường nghe nói tới việc chết yểu của Đặng Thế Phong mà thôi, ít người nhắc nhở đến Hoàng Quý và sự ra đi quá sớm của ông. Vì sao như thế? Chủ quan mà phân tích, thì có lẽ do cuộc đời của Đặng Thế Phong gian nan, khổ sở hơn Hoàng Quý. Rồi trong khi Đặng Thế Phong để lại cho chúng ta vỏn vẹn 3 nhạc phẩm, thì sự nghiệp sáng tác của Hoàng Quý trong 26 năm cuộc đời, đa dạng và đồ sộ hơn nhiều về số lượng. Có lẽ điều này tạo cho mọi người có cái cảm giác rằng Hoàng Quý sống thọ hơn nhiều so với Đặng Thế Phong. Thuở ấy, các nhạc sĩ thường kết bạn, lập nhóm để sinh hoạt và sáng tác chung. Hoàng Quý là người đứng đầu nhóm Đồng Vọng, hậu thân của nhóm Hải Phòng. Những sáng tác của nhóm Đồng Vọng luôn mang mầu sắc tươi vui, phấn khởi, theo xu hướng nhạc hùng, với nội dung ca ngợi đất nước, nâng cao truyền thống anh hùng của dân tộc. Sở dĩ như thế là vì nhóm Đồng Vọng chịu ảnh hưởng của phong trào Hướng Đạo, bởi đa số các thành viên trong nhóm này đều là huynh trưởng của phong trào Hướng Đạo lúc bấy giờ. Hoàng Quý sinh năm 1920 tại Hải Phòng, ông là anh trai của Hoàng Phú, tức nhạc sĩ Tô Vũ, người nổi tiếng qua nhạc phẩm “Em đến thăm anh một chiều mưa”. Thời còn trẻ, Hoàng Quý theo học nhạc lý từ một nữ giáo sư âm nhạc người Pháp, dạy nhạc ở các trường trung học tại Hải Phòng. Nhờ có năng khiếu và siêng năng, Hoàng Quý học ít hiểu nhiều, chỉ một thời gian ngắn, ông đã trở thành giáo viên dạy nhạc của trường Bonnal. Mặc dù rất nổi tiếng khi sáng tác hùng ca, sinh hoạt ca, nhưng như thế không có nghĩa là khả năng Hoàng Quý chỉ giới hạn ở đó. Trong lãnh vực tình ca, ông đã cho ra đời nhiều tuyệt tác như “Tú Uyên”, hay những bài nhạc tình quê như “Chiều quê”, “Đêm trăng trên vịnh Hạ Long”, “Chùa Hương”... Mà trong số những bản tình ca ấy, “Cô láng giềng” là ca khúc nổi bật gắn liền với tên tuổi người nhạc sĩ tài ba này. “Cô láng giềng” ra đời khoảng năm 1942. Vì công ăn việc làm nên Hoàng Quý phải từ biệt người mình yêu, ông rời bỏ Hải Phòng lên Sơn Tây. Nhân một chuyến ghé thăm Hà Nội, ông gặp người em trai là Hoàng Phú. Ông đã cho Hoàng Phú nghe bài hát “Cô láng giềng”, một sáng tác mới của ông. Hôm nay trời xuân bao tươi thắm Dừng gót phiêu linh về thăm nhà Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi Tôi đã hình dung nét ai đang cười Một điều ít người biết đến, đó là nhạc phẩm có tới 2 phiên khúc. Một sự kết hợp của hai anh em Hoàng Quý và Hoàng Phú tức nhạc sĩ Tô Vũ. Nhạc sĩ Tô Vũ đã kể lại: “Với Cô Láng Giềng, anh tôi chỉ sáng tác lời 1. Đó là những vần thơ đầy lạc quan, phấn khởi, khi chia tay người yêu, và hy vọng một ngày trở về gặp nhau trong vui mừng. Còn lời 2 là do tôi sáng tác thêm, đó là cảnh chàng trở về, ngày có một đám cưới làng quê tưng bừng rộn rã, của chính người yêu, và chàng buồn tình lặng lẽ ra đi... Thật ra lời 2 này không phải là tâm tư của Hoàng Quý, mà do tôi hư cấu và Hoàng Quý đã đồng ý, xem như là một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là sự miêu tả một mối tình có thật”. …Trước ngõ vào thôn vang tiếng pháo Chân bước phân vân lòng ngập ngừng Tai lắng nghe tiếng người nói cười xôn xao Tôi biết người ta đón em tưng bừng... Hoàng Quý cùng nhạc sĩ La Hối có một điểm tương đồng rất lớn, đó là lòng yêu nước rất tích cực. Ông tham gia Việt Minh trong cao trào kháng Nhật cứu nước, dùng nhà riêng của mình để làm cơ sở của Việt Minh hoạt động bí mật ở Hải Phòng. Năm 1944 Hoàng Quý sáng tác nhạc phẩm: “Cảm tử quân”, “Sa trường hành khúc”, “Tiếng gọi non sông”. Đầu năm 1946, bệnh tình của ông ngày một nặng, Hoàng Quý qua đời tại Hải Phòng, lúc mới 26 tuổi, khi tài năng của ông đang độ phát triển.

Comments