Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб NGƯỜI MÁC-XÍT VÀ DUY TÂM DUY VẬT 🙏 Đối thoại với TS Thích Nhất Hạnh в хорошем качестве

NGƯỜI MÁC-XÍT VÀ DUY TÂM DUY VẬT 🙏 Đối thoại với TS Thích Nhất Hạnh 4 года назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



NGƯỜI MÁC-XÍT VÀ DUY TÂM DUY VẬT 🙏 Đối thoại với TS Thích Nhất Hạnh

Pháp thoại của thiền sư Thích Nhất Hạnh ngày 17.03.2005 tại học viện Quốc Gia Chính Trị HCM Hà Nội. 🍥 Vấn đáp với Thiền sư Thích Nhất Hạnh    • Vấn Đáp - Thích Nhất Hạnh   🍥 PHẦN TRẢ LỜI CỦA THỀN SƯ THÍCH NHẤT HANH "Theo tôi thì Karl Marx có một đời sống tâm linh rất sâu sắc, có một chiều hướng tâm linh trong cuộc sống rất là sâu, Marx có cái nhu yếu tâm linh thâm sâu. Tôi nghĩ rằng là những người Phật tử là những người nối tiếp Phật Thích Ca, phải tiếp tục khai triển cái tuệ giác của Bụt, để tuệ giác đó có thể cung cấp, thỏa mãn được nhu yếu của con người hiện đại. Trong thời đại của đức Thích Ca, dầu là ở một thời xa xưa, đã làm được công việc đó. Những thế hệ Phật tử đi sau đức Thích Ca, phải tiếp tục đưa tuệ giác đó khai mở thêm, để nó có thể tiếp tục làm thỏa mãn những nhu yếu của thời đại. Tôi nghĩ rằng bên truyền thống của Mác xít cũng vậy, quý vị là những người tiếp nối của Marx, quý vị phải tiếp tục sự nghiệp của Marx, phải khai mở, phải phát triển không ngừng. Điều đó là điều dĩ nhiên, nếu không truyền thống đó nó sẽ bị ứ đọng, nó sẽ chết. Điều này đúng với tất cả các truyền thống chứ không phải chỉ đối với đạo Phật hoặc là truyền thống Mác xít mà thôi. Điều tôi muốn nói là bây giờ trong ngành khoa học thần kinh não, họ tìm ra những hoạt động bé nhất đối với não bộ, nó có tính cách khách quan mà thỉnh thoảng nó lại trở thành ý thức chủ quan. Câu hỏi căn bản mà bây giờ họ đặt ra là: Làm sao những hoạt động vi tính vốn là một hiện thể khách quan của não bộ mà trở thành ra ý thức chủ quan được? Tại sao một cái từ khách quan mà trở thành ra chủ quan? Tại sao vật lại trở thành tâm? Tôi thấy cái kẹt của những nhà khoa học là ở quan điểm lưỡng nguyên của họ về tâm và về vật. Có rất nhiều người trong chúng ta cũng bị kẹt vào cái quan điểm lưỡng nguyên giữa tâm và vật. Trong khi đó, khoa y học có từ psychosomatic để chỉ chung tâm vật, có khi gọi là thân tâm. Psycho là tâm, soma là thân, psychosoma là thân tâm. Trong đạo Phật thì có danh từ nàma-rupa, nàma là tâm, rupa là thân và nó được đi đôi với nhau. Có khi mình thấy cái thực tại, nó hiện ra như là một thực tại vật chất, nhưng cũng có khi cũng là cái thực tại đó, nó hiện ra với đặc tính của tinh thần. Trong giới khoa học nguyên tử bây giờ, đơn vị nhỏ nhất của vật chất gọi là chất điểm (particle). Khi các nhà khoa học vật lý nghiên cứu thì thấy có khi chất điểm hiện ra dưới một hình thái của một đợt sóng (wave) nhưng cũng có khi khác, cái đợt sóng đó lại hiện ra với hình thái của một hạt (particle). Cũng cái đó mà có khi nó biểu hiện như hạt, có khi nó biểu hiện như sóng. Thế thì kết luận như thế nào đây? Nó là hạt hay là nó sóng? Vì thế các nhà khoa học bây giờ phải đồng ý đặt ra một tên gọi nó là sóng hạt (wavicle). Họ phải làm như vậy vì trước đó họ kẹt vào quan niệm lưỡng nguyên: hạt và sóng là hai cái khác nhau. Người ta đã vượt được quan điểm lưỡng nguyên đó, người ta chấp nhận hạt và sóng là một. Quan niệm tâm và vật cũng vậy, mình có thể bắt đầu nghĩ rằng tâm là cái không phải là vật, vật là một cái khác ở ngoài tâm. Nhưng trong lĩnh vực y khoa, người ta thấy rằng những cái gì xẩy ra cho tâm, nó ảnh hưởng tới thân. Những cái gì xẩy ra cho thân, nó ảnh hưởng đến tâm, cho nên danh từ psychosomatic cho chúng ta thấy rằng nói là tâm chưa chắc nó là tâm, nói là thân nhưng chưa chắc nó là thân. Thực tại con người chúng ta cũng thế. Ta nên tập nhìn thân tâm như hai mặt của một thực tại con người mình. Trong đạo Phật hay nói đến danh-sắc. Danh tức là nàma, sắc tức là Rupa. Nàma là tinh thần, rupa là vật chất. Hai cái đó mình tưởng là hai cái riêng biệt, kỳ thực nó là một và như vậy mình siêu việt được quan niệm lưỡng nguyên về vật chất và tinh thần, về tâm và về vật, về thân và về tâm. Trước hết mình nói rằng nếu tôi thấy được hoa hồng này là vì tôi lấy cái tâm để thấy hoa hồng. Hoa hồng là đối tượng cái thấy của tôi. Quan điểm đó hoàn toàn đúng, tại vì khi mình nói tôi thấy hoa hồng tức hình ảnh một đóa hoa nó hiện trong đầu mình. Hình ảnh đó còn được gọi là tri giác của mình về đóa hoa, tiếng Pháp gọi là perception. Thấy bao giờ cũng phải là thấy một cái gì, không thể nào có chủ thể thấy tồn tại độc lập ra ngoài đối tượng thấy được. Thấy, phải thấy cái hoa, cái cây hay cái nhà. Chứ không có cái thấy tồn tại riêng một mình nó. Ý thức bao giờ cũng là thức về một cái gì, thấy tức là phải thấy cái gì hay tri giác phải luôn luôn tri giác về một cái gì. Khi có một cái thấy, cái tri giác về bông hồng, tôi nói rằng, đối tượng của tri giác là bông hồng, đối lại với cái chủ thể của tri giác, tức là cái thấy của tôi. Hai cái đó (chủ thể và đối tượng) không thể tồn tại độc lập được, chủ thể tri giác và đối tượng tri giác, phải có cùng một lần, cái sujet (subject) và cái objet (object), phải phát sinh cùng một lúc. Cho nên bông hồng trước hết là đối tượng của tri giác, mà đối tượng tri giác là một phần của tri giác, vì vậy khi ta nói đến tri giác, ta có thể hỏi: Tri giác đó là tâm hay là vật?

Comments