Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб (1) Hồi Ký: Huỳnh Công Thân - Đặc công tập kích khu nhà biệt kích Mỹ. ở Hiệp Hòa в хорошем качестве

(1) Hồi Ký: Huỳnh Công Thân - Đặc công tập kích khu nhà biệt kích Mỹ. ở Hiệp Hòa 6 месяцев назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



(1) Hồi Ký: Huỳnh Công Thân - Đặc công tập kích khu nhà biệt kích Mỹ. ở Hiệp Hòa

Thiếu tướng Huỳnh Công Thân sinh năm 1923, quê ở xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Tham gia hoạt động cách mạng từ sớm, gắn bó với chiến trường Long An nói riêng và Nam Bộ nói chung, đồng chí được giao đảm nhiệm các chức vụ: - Năm 1946 là Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ Cần Giuộc. - Năm 1948 là Bí thư, Chính trị viên đại đội căn cứ Vườn Thơm. - Năm 1954 là cán bộ quân sự cốt cán, Thường vụ Huyện uỷ Đức Hoà. - Những năm 1955 đến 1957, đồng chí tham gia tổ chức và chỉ huy lực lượng vũ trang tỉnh trong phong trào Đồng Khởi (1960). Đồng chí Huỳnh Công Thân là người chỉ huy trận đánh vào căn cứ biệt kích Mỹ ở Hiệp Hoà ngày (23/11/1963), diệt và làm bị thương 500 tên địch, thu trên 500 súng các loại. Trận đánh giành thắng lợi có ý nghĩa quan trọng trong nhiệm vụ phá quốc sách “ấp chiến lược” của Mỹ ngụy. Trong cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, đồng chí là Tư lệnh Phân khu 3, chỉ huy 9 tiểu đoàn đánh vào các căn cứ địch ở Quận 6, 7 và 8, mở đường đánh vào Tổng nha cảnh sát chính quyền Sài Gòn. Tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử Xuân 1975, cánh quân phía Tây Nam do đồng chí Huỳnh Công Thân chỉ huy đã chiến đấu dũng cảm, đập tan các ổ đề kháng cuối cùng của địch. Sau khi đất nước thống nhất, đồng chí Huỳnh Công Thân được phong quân hàm Thiếu tướng, đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Long An, tiếp tục chỉ huy lực lượng vũ trang tỉnh chiến đấu bảo vệ tuyến biên giới trong chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1978 năm 1979. Là một cán bộ lãnh đạo và chỉ huy trên chiến trường Long An một vùng đất Trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc trong suốt hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và bảo vệ Tổ quốc, đồng chí Huỳnh Công Thân đã xứng đáng là người con của nhân dân Long An anh hùng... với tư tưởng cách mạng tiến công, quyết chiến và quyết thắng, đồng chí đã có những suy nghĩ và hành động khá táo bạo nhưng chín chắn và vững chắc. Cùng với quân dân trong tỉnh, đồng chí đã lập được nhiều chiến công oanh liệt trên chiến trường Long An”. (Trích lời giới thiệu của Thượng tướng Trần Văn Trà in trong tập sách Ở chiến trường Long An, của Thiếu tướng Huỳnh Chông Thân. Chúng tôi xin giới thiệu những kỷ niệm sâu sắc của Thiếu tướng Huỳnh Công Thân viết về những năm tháng đồng chí tham gia chỉ huy chiến đấu trên chiến trường Long An. Phần 1. "Từ giữa năm 1961, Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Quân ngụy được xây dựng nhanh với nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại: xe lội nước bọc thép M 113, máy bay lên thẳng, pháo binh và tàu thuyền. Quân ngụy còn được Mỹ huấn luyện chiến thuật mới như trực thăng vận, thiết xa vận... Chúng tôi được thông báo: ở nhiều nơi chúng đã dùng trực thăng đánh úp vào các căn cứ của ta, gây thiệt hại lớn như trường hợp ở Kiến Tường, Mỹ Tho... Ở chiến trường Long An lúc đó, chúng chưa dùng các loại chiến thuật tân kỳ này. Khi nghe Mỹ vạch kế hoạch bình định miền Nam Việt Nam trong 18 tháng, chúng tôi chưa hình dung chúng sẽ làm như thế nào và mức độ ác liệt đến đâu? Chúng tôi đoán là chúng cũng đóng đồn bốt và xây dựng thêm các khu trù mật như Ngô Đình Diệm đã làm từ năm 1954. Đầu năm 1962, tôi rời khỏi đại đội cơ động và được chỉ định vào Tỉnh uỷ Long An với nhiệm vụ chủ yếu là chuyên trách chỉ đạo lực lượng vũ trang. Tôi bàn với anh Chín Cần, lúc đó là Bí thư Tỉnh uỷ về việc xây dựng thêm lực lượng của tỉnh. Địch đã tăng cường quân số vũ khí và các hoạt động quân sự, ta chỉ có một đại đội sẽ không đủ để làm nhiệm vụ. Chúng tôi nhất trí xây dựng thêm Đại đội 2, nhưng lúc đầu mới chỉ tổ chức một trung đội. Lúc ấy cán bộ cấp đại đội của đơn vị cơ động rất dồi dào nhưng chúng tôi không muốn tách ra. Tôi xin đồng chí Danh về phụ trách Đại đội 2. đồng chí Danh là người Bến Tre, thuộc loại “lính chiến” đi tập kết ra Bắc mới trở về. Đồng chí Danh đã được đào tạo quân sự căn bản và có tinh thần chiến đấu rất dũng cảm. Chúng tôi không muốn tách số cán bộ của Đại đội 1 ra vì đó là đội ngũ cán bộ rất đều tay, rất ăn ý và có khả năng hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì, dù khó khăn đến mấy. Các anh ấy đều là những người dạn dày kinh nghiệm và được tôi luyện, thử thách qua thời kỳ khó khăn ác liệt nhất. Anh Mười Xưởng và Tư Ấp đều là những người tự lập các nhóm vũ trang rất sớm. Đến khi có khu bộ Tân An Chợ Lớn, hai bộ phận lực lượng ấy ghép lại gọi là Trung đội 10 do anh Mười Xưởng làm Trung đội trưởng, anh Tư Ấp làm Chính trị viên. Từ đó hai anh gắn bó với nhau như hình với bóng. Trung đội 10 sau này đổi phiên hiệu thành Trung đội 29, nằm trong Tiểu đoàn 5 linh 6 và vẫn giữ nguyên tổ chức trong đơn vị cơ động.

Comments