Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб PHƯỚC CHO LÒNG TRẮC ẨN SÂU XA! - Mục sư Dương Quang Thoại - Ma-thi-ơ 5:7 – 09.11.2022 в хорошем качестве

PHƯỚC CHO LÒNG TRẮC ẨN SÂU XA! - Mục sư Dương Quang Thoại - Ma-thi-ơ 5:7 – 09.11.2022 1 год назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



PHƯỚC CHO LÒNG TRẮC ẨN SÂU XA! - Mục sư Dương Quang Thoại - Ma-thi-ơ 5:7 – 09.11.2022

Ma-thi-ơ 5:7 – PHƯỚC CHO LÒNG TRẮC ẨN SÂU XA! 7 Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót! - Đây là nguyên tắc xuyên suốt Kinh-thánh: ‘muốn được tha thứ, phải tha thứ’ – Trong Gia-cơ 2:13: “Sự đoán xét không thương xót kẻ chẳng làm sự thương xót” – ở Ma-thi-ơ 18:35 Chúa Giê-su kết luận sau ẩn dụ hai người mắc nợ: “nếu mỗi người trong các ngươi không hết lòng tha lỗi cho anh em mình thì Cha ta ở trên trời cũng sẽ xử với các ngươi như vậy.” Còn trong bài cầu nguyện chung: “Xin tha tội lỗi cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng con.” Ma-thi-ơ 6:12, 14, 15. - Phước lành nầy rất phong phú khi nghiên cứu từ ngữ. Chữ thương xót là eleémon – trong bản dịch Hy-lạp phải truy nguyên từ tiếng Hê-bơ-rơ và A-ram. Trong tiếng Hê-bơ-rơ chesedh là một chữ không thể dịch được, vì nó không chỉ là lòng thương xót theo nghĩa thông thường, là thương hại một người khốn khổ, mà là khả năng đồng hóa mình vào vị trí của người đó cho đến khi nhìn như họ, suy nghĩ như họ và cảm xúc như họ. - Nó không chỉ là một đợt sóng thương cảm thoáng qua, mà đòi hỏi sự cố gắng của tâm trí và ý chí. Nó chứng tỏ một sự đồng cảm không đến từ bên ngoài nhưng từ một chủ tâm muốn đồng nhất với họ. Trong tiếng Hy-lạp là 2 chữ syn “chung” và paschein “kinh nghiệm” – Lòng trắc ẩn là cố gắng “chung kinh nghiệm” với người khác. - Đây là kinh nghiệm mà không phải ai cũng có, có thể do chúng ta quá quan tâm đến cảm xúc của mình đến nỗi không để ý đến cảm xúc của người khác, chúng ta đứng nhìn nỗi khổ của người khác từ bên ngoài. Nếu cố gắng vận dụng ý chí, đặt mình vào vị trí của họ, chúng ta sẽ cảm nhận mọi thứ như họ đang phải cảm nhận. (1) Khi có sự cảm thông sâu xa như thế, ta tránh được những hành động không phù hợp. Trong câu chuyện Ma-thê và Ma-ri (Lu-ca 10:38-42) cho thấy Ma-ri cảm nhận được những gì Chúa đang cần là sự chia sẻ trong im lặng, trong khi dù Ma-thê rất tử tế lo cho Chúa nhưng bà không cảm được tâm trạng của Ngài, sự tử tế của Ma-thê đã đặt không đúng chỗ! Đôi khi ta buộc người khác phải chấp nhận sự tử tế của mình mà không cần biết cảm xúc của họ thế nào. (2) Khi có lòng trắc ẩn đúng nghĩa, chúng ta dễ dàng tha thứ, bao dung hơn. Cần nhớ nguyên tắc nầy: Bao giờ cũng có một lý do nào đó khi người ta suy nghĩ hoặc hành động như vậy! Nếu biết được lý do đó, chúng ta sẽ dễ dàng cảm thông và tha thứ. Có thể họ đã có một thời niên thiếu bị ruồng bỏ, có thể họ đang lo lắng và đau khổ, có thể họ đang có một sự hiểu lầm về chúng ta v.v… nên mới hành động như vậy! Châm ngôn Pháp: “Biết tất cả, sẽ tha thứ tất cả.” (3) Ta nhận biết cách Đức Chúa Trời đã có lòng trắc ẩn đối với chúng ta như thế nào qua Đức Chúa Giê-su. Chữ “trong Chúa Cứu Thế” theo nghĩa đen là Đức Chúa Trời ở hẳn bên trong con người. Ngài trở thành người bằng cách đến thế giới như một người, nhìn thấy, suy nghĩ và cảm xúc… tất cả như một con người! - Đức Chúa Trời biết cuộc sống con người thế nào vì Ngài vào ngay bên trong cuộc sống, Chúa không đứng ngoài nhìn về cuộc sống chúng ta. - Nữ hoàng Victoria là bạn rất thân với ông bà hiệu trưởng Tulloch ở Andrews. Khi hoàng thân Albert chết, sau đó ông hiệu trưởng Tulloch cũng chết. Ngày nọ nữ hoàng đến thăm bà Tulloch mà không báo trước. Khi được người nhà báo tin, bà Tulloch vội từ phòng ngủ bước ra quì xuống thi lễ, nữ hoàng vội nói: “Bạn thân yêu, đứng lên đi, không cần phải ra lễ, hôm nay tôi đến đây không phải với tư cách của nữ hoàng, mà với tâm thế của một người phụ nữ mất chồng đến thăm một người bạn cũng mất chồng!” - Đây chính là điều Đức Chúa Trời là cho loài người, Ngài không đến với tư cách một Đức Chúa Trời oai nghiêm, xa lạ, tách rời, Ngài đến như một con người! - Khi ta thương xót, sẽ được thương xót, tha thứ sẽ được tha thứ, quan tâm sẽ được quan tâm. Ai thực hiện được điều nầy, sẽ trở nên giống như Đức Chúa Trời vì Ngài là Đấng như thế. - Vậy có thể diễn giải phước lành nầy như sau: “Phước cho người nào đặt vị trí của mình vào người khác cho đến khi có thể thấy bằng đôi mắt của họ, suy nghĩ bằng tư tưởng của họ, cảm xúc bằng cảm xúc của họ, vì người nào làm điều đó sẽ thấy người khác làm lại điều đó cho mình, và sẽ biết rằng đó là điều Đức Chúa Trời đã làm trong Đức Chúa Giê-su.”

Comments