Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб #49 SỰ CHUYỂN DỊCH CÂN BẰNG LE CHATELIER в хорошем качестве

#49 SỰ CHUYỂN DỊCH CÂN BẰNG LE CHATELIER 1 год назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



#49 SỰ CHUYỂN DỊCH CÂN BẰNG LE CHATELIER

Xét phản ứng giữa hợp chất A và B tạo thành C và D. Trong hầu hết các trường hợp, sẽ tồn tại một phản ứng ngược lại giữa C và D để tạo thành A và B. Chiều từ trái qua phải gọi là phản ứng thuận, chiều ngược lại gọi là phản ứng nghịch. Mỗi chiều có một vận tốc phản ứng khác nhau. Khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch, phản ứng sẽ đạt trạng thái cân bằng và gọi là cân bằng hóa học. Năm 1884, nhà khoa học người Pháp Le Chaterlier đã đưa ra nguyên lý chuyển dịch cân bằng như sau: Một phản ứng thuận nghịch khi ở trạng thái cân bằng chịu tác động bên ngoài sẽ chuyển dịch theo chiều làm giaảm tác động bên ngoài đó. Có nghĩa là nó sẽ luôn có xu hướng trở về trạng thái cân bằng. Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng. Như ta thấy, các A đang tồn tại cân bằng với chất b trong phản ứng thuận nghịch. Nếu tăng nồng độ của A, phản ứng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ A, tức chiều thuận đến khi phản ứng trở lại trạng thái cân bằng. Ngược lại, nếu ta tăng nồng độ chất B, phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ B, tức chiều nghịch. Yếu tố áp suất ảnh hưởng với những phản ứng có khí. Như ta đã biết, số mol khí càng nhiều áp suất tạo thành sẽ càng lớn. Xét tổng số mol khí ở 2 vế, chiều tăng áp suất sẽ là chiều tăng số mol và ngược lại. Khi tăng áp suất bên ngoài, phản ứng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất, tức làm giảm số mol, trong trường hợp này là chiều thuận.Ngược lại khi giảm áp suất, phản ứng chuyển dịch theo chiều làm tăng áp suất, tức tăng số mol, chính là chiều nghịch. Mỗi phản ứng có một lượng nhiệt tạo thành hay hấp thu khác nhau được thẻ hiện qua enthalpy phản ứng. Phản ứng có enthalpy dương là phản ứng thu nhiệt, chiều thuận làm giảm nhiệt độ. Phản ứng có enthalpy âm là phản ứng tỏa nhiệt, chiều thuận làm tăng nhiệt độ. Ví dụ với phản ứng tạo thành ammoniac có enthapy âm, chiều thuận là chiều tăng nhiệt độ, chiều nghịch làm giảm nhiệt độ. Nếu ta tăng nhiệt độ bên ngoài, phản ứng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ, tức chiều nghịch. Ngược lại nếu ta giảm nhiệt độ ngoài, phản ứng chuyển dịch theo chiều làm tăng nhiệt độ, tức chiều thuận. Về ý nghĩa, nếu nắm được nguyên lý chuyển dịch cân bằng, ta có thể điều chỉnh phản ứng diễn ra tạo sản phẩm theo ý muốn.

Comments