Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Tìm mãi mới thấy Xưởng Đàn Guitar Lê Thiên Ân Danh Tiếng Lẫy Lừng Khắp Việt Nam. Theodore review в хорошем качестве

Tìm mãi mới thấy Xưởng Đàn Guitar Lê Thiên Ân Danh Tiếng Lẫy Lừng Khắp Việt Nam. Theodore review 3 года назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Tìm mãi mới thấy Xưởng Đàn Guitar Lê Thiên Ân Danh Tiếng Lẫy Lừng Khắp Việt Nam. Theodore review

Lê Thiên Ân là con nhà thợ nòi. Những cây đàn đầu tiên, cậu bé Ân được tiếp xúc từ lúc lên 5, khi bắt đầu biết cầm chắc tờ giấy ráp. Cha cậu, ông Lê Thương Tâm, biệt danh là ông Tâm "Thị Nghè", khi ấy đã nổi tiếng khắp vùng với nghề làm đàn violin và sửa đàn piano. Ông Tâm vốn là học sinh trường dòng, gốc Nha Trang, vô Sài Gòn từ năm 13 tuổi, lấy vợ và định cư luôn nơi mảnh đất phồn hoa này. Nhà có 9 đứa con thì ông nhìn ra chỉ có đứa con thứ 5, Ân, nghịch ngợm nhất nhưng cũng là đứa có khả năng hơn cả. Bao yêu thương, chăm chút dạy bảo và cả… đòn roi, ông dồn vào đấy hết. Ngay từ bé, Ân đã bị cha bắt cách học nhìn thớ gỗ, cảm âm thanh của gỗ và nghe nhạc cổ điển. Ông cấm trong nhà không được bật loại nhạc gì khác ngoài nhạc cổ điển. Ông nghiêm khắc và nóng tính đến khắc nghiệt, không bao giờ quát mắng con trước mặt thợ nhưng mỗi lần dạy bảo riêng là một lần thừa sống thiếu chết. Có lần Ân mải chơi, trễ giờ về làm, ông gọi lên gác, tiện tay cầm cái vồ gõ ngay vào đầu thằng bé hơn 10 tuổi, máu chảy ướt đầm cổ áo đến giờ vẫn còn sẹo trên đầu. Nhất nghệ tinh Khắc nghiệt vậy, nhưng bao nhiêu bí quyết, cái tinh xảo của nghề làm đàn hết mực tinh tế ông đều truyền dạy cho Ân. 16 tuổi, Ân bắt đầu tự làm được đàn guitar. Một trong số những cây đàn đầu tiên ấy, qua vài lần sửa chữa, giờ vẫn đang được một người phụ nữ lớn tuổi tên Hạnh ở Thanh Đa sử dụng. Ân bảo nếu có dịp, sẽ chuộc cây đàn ấy về làm lưu niệm. Tuổi Quý Sửu, mệnh Mộc, gã bảo có lẽ cái nghiệp làm đàn đã gắn với gã từ khi sinh ra rồi. Nhưng câu chuyện từ khi có cây đàn đầu tiên đến bây giờ đã ngoài 40 tuổi và một thương hiệu cho riêng mình là cả một chặng đường phấn đấu chưa ngừng nghỉ của người thợ tài hoa mà lận đận. Câu chuyện Ân Guitar bắt đầu cách đây quãng hơn 20 năm. Cha già yếu giải nghệ, Ân bắt đầu tách ra làm riêng. Chỉ có điều không hiểu sao, khi nghỉ làm nghề, đáng nhẽ ra cái nhãn hiệu của ông Tâm "Thị Nghè" phải truyền cho con trai nối nghiệp, thì ông lại giao cho một người bạn khác. Người này cũng có xưởng đàn. Đến khi khách tìm đến nhà để đặt cho bằng được những cây đàn có dán nhãn của hiệu đàn gia đình, gã thợ trẻ mới bắt đầu… dính "quả đắng" đầu tiên. Người được sở hữu nó tuyên bố chỉ bán chứ không đồng ý chia sẻ nhãn hiệu, dù là với chính nơi nó thuộc về. Không còn cách nào khác, gã đành hủy đơn hàng, ôm cay đắng về bài học đầu tiên của sự tráo trở. Thế rồi cuộc sống, vòng xoay cơm áo gạo tiền cuốn gã thợ trẻ lăn theo không kịp nhìn lại. Loạt va vấp đầu đời cộng với sự bồng bột của tuổi thanh niên đã nhanh chóng kéo Ân liên tục sa ngã chốn giang hồ. Đã có lúc gã tưởng như không ngóc đầu lên được… Nhưng đó là quá khứ. Đã gọi là người có bản lĩnh thì không thể thất bại. Ân vực đứng dậy cũng nhanh như khi sa ngã vậy. Nghệ tinh đã sẵn trong người, gã chấp nhận 2 năm sang một xưởng đàn ở Campuchia, vừa dạy truyền nghề, vừa là để có thời gian quên đi quá khứ buồn. Về lại Sài Gòn, gã dốc hết vốn liếng mua miếng đất ở quận 9 bây giờ, mở xưởng riêng… Xưởng đàn của Lê Thiên Ân ngày càng có tiếng với những đơn đặt hàng tới tấp đến từ Đài Loan, Pháp và một số nước châu Âu khác. Đàn gia công thì chỉ cần đảm bảo chất lượng, âm thanh đạt yêu cầu. Nhãn mác của họ, họ mang về nước tiêu thụ, tiền thanh toán đủ là xong. Có điều, tay nghề thì cao, xưởng đàn thì có tiếng, nhưng làm chỉ đủ ăn và nuôi thợ ở mức tằn tiện. Một lần nữa, nhiều năm trời gã cặm cụi đi tìm âm điệu trong từng thớ gỗ, sự tinh xảo trong từng nhát bào chỉ để cho những đứa con tinh thần của mình… mang tên người khác như thế! Ngày nọ, một người bạn dạy guitar cổ điển lâu năm đến chơi. Nhìn cậu con trai 5 tuổi của gã chơi đùa với mấy miếng gỗ, anh bạn đột nhiên hỏi: Ngày xưa bằng tuổi nó ông đã cầm miếng giấy ráp rồi nhỉ? Nghe bạn hỏi mà lòng gã nghệ nhân giang hồ chợt tê tái. Chẳng nhẽ lịch sử lại lặp lại? Chẳng nhẽ nhà mình có nghề, mà rồi con mình lại tay trắng ra đường như mình đã từng? Sau một đêm trắng với thuốc lá, cà phê và trà đặc, thương hiệu Ân Guitar ra đời. Mẫu ký tự cách điệu chữ "Ân" theo lối La Mã cũng ra đời ngay sau đó, với bên trái là hàng dọc 3 núm tượng trưng cho bộ khóa lên dây. Phần chữ "N" cách điệu bên phải tựa dáng đàn harp, vốn là biểu trưng quen thuộc của âm nhạc. Đặc biệt nhất là phần chân của chữ "A" kéo dài xuống phía dưới. Gã bảo đó là ước muốn cái thương hiệu này thể hiện sự vững vàng, ăn sâu bám chắc, cân đối vững bền… Nhưng đó là chuyện của 7 - 8 năm về trước. Giờ thì thương hiệu Ân Guitar đã có tiếng từ Nam ra Bắc. Đàn của Ân Guitar làm ra cái nào bán hết cái ấy. Cũng là mặt thông Sitka (sitka spruce) nhưng thay vì mua sẵn tấm thì Ân cho mua nguyên cây về tự xẻ lấy, vừa đỡ hao vừa giảm chi phí để có giá đàn hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng. Chưa gọi là ăn nên làm ra, nhưng bắt đầu thấy có tương lai. Vài trang mạng giả mạo bán đàn Ân Guitar bị các "tín đồ" của gã phát hiện và tố giác. Sắp tới, gã bảo khi chuyển về nơi mới, sẽ đầu tư thêm máy móc, nhân công mở rộng sản xuất… 13/5 Nguyễn Xiển, Long Bình, Q9 (đường hẻm số 6). SĐT: 0903694692

Comments