Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Văn Cao - Buồn tàn thu - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 036 в хорошем качестве

Văn Cao - Buồn tàn thu - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 036 3 года назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Văn Cao - Buồn tàn thu - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 036

Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng:    • TƠ LÒNG TRÊN PHÍM NHẠC   Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình. Trân trọng. Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 036 – VĂN CAO 1- Bắc Sơn - Hợp ca 2- Chiến sĩ Việt Nam - Hợp ca 3- Không quân Việt Nam - Hợp ca 4- Gò Đống Đa - Hợp ca 5- Thiên thai - Mai Hương 6- Làng tôi - Thái Hiền 7- Buồn tàn thu - Ngọc Hạ 8- Cung đàn xưa - Ánh Tuyết 9- Suối mơ - Ý Lan 10- Bến xuân - Duy Quang Văn Cao là một trong những nhạc sĩ tiên phong trong giai đoạn cuối thập niên 1930, khi nền tân nhạc Việt Nam bắt đầu phát triển. Ông gia nhập nhóm Đồng Vọng ở Hải Phòng của Hoàng Quý, Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận... Ông sinh năm 1923 tại Lạch Tray, Hải Phòng nhưng nguyên quán ở huyện Vụ Bản, Nam Định. Thân phụ của ông là giám đốc nhà máy nước Hải Phòng. Văn Cao bắt đầu sự nghiệp sáng tác khi mới 16 tuổi, với nhạc phẩm đầu tay là "Buồn tàn thu". Khi hợp tác với nhóm Đồng Vọng, ông sáng tác các ca khúc hướng đạo vui nhộn như “Gió núi”, “Gò Đống Đa”, “Anh em khá cầm tay”... Trong thời gian sống ở Hải Phòng, Văn Cao có dịp gặp gỡ Phạm Duy, lúc bấy giờ còn là ca sĩ trong gánh hát Đức Huy. Nhạc phẩm "Buồn tàn thu" đã được Phạm Duy trình diễn,  và trở thành khá phổ biến. Trên phương diện sáng tác tình ca, Văn Cao được xem là nhạc sĩ hàng đầu, cho dù về số lượng ca khúc không nhiều bằng Phạm Duy và một số nhạc sĩ khác. Khi cho rằng Văn Cao là nhạc sĩ viết tình ca tuyệt vời nhất, có thể bị một số người khác xem là không hoàn toàn chính xác, vì cảm nhận của từng cá nhân đều khác nhau, nhưng không ai có thể phủ nhận tình ca của ông có một giá trị vững vàng trong lòng người mộ điệu. Năm 1942, ông sáng tác "Thu cô liêu"  và "Buồn tàn thu" tức "Chinh phụ ca". Cả hai nhạc phẩm này đều có lời đẹp như  một bài thơ: Phải chăng Văn Cao đã sáng tác bằng cảm nhận của một tâm hồn thi sĩ, và vẽ nên "suối mơ" với đủ mọi màu sắc của mùa thu bằng đôi mắt của một họa sĩ tài hoa… Hình ảnh giòng suối trong âm nhạc thì không thiếu, nhưng con suối mơ của Văn Cao hẳn khiến người nghe mơ về một con suối êm ả, mượt mà như giòng suối ở nơi tiên cảnh… Sau này khi sống dưới chế độ Cộng Sản, tài năng của Văn Cao bị xuyên tạc. Người ta cho rằng "Suối mơ" cũng như "Bến xuân", được Văn Cao đã sáng tác ở chiến khu, sau khi ông gia nhập kháng chiến. Điều này chúng ta cũng có thể thấy biểu hiện rõ ràng trong 2 nhạc phẩm hành khúc "Không Quân Việt Nam", "Hải Quân Việt Nam". Khi ông viết 2 ca khúc này, quân đội Việt Nam ở cả hai miền Nam và Bắc đều chưa có các binh chủng ấy. Thế mà với trí tưởng tượng bay bổng của ông, những đoàn quân với bao người hùng của hai binh chủng, đã hiển hiện như trong đời thật sau này. Như vậy, chúng ta chỉ có thể nói: Chính những sáng tác của Văn Cao đã góp phần lý tưởng hóa, thi vị hóa những ngày kháng chiến, làm đời sống những người chiến sĩ trở nên lãng mạn hơn. Chứ không thể nói rằng, kháng chiến đã tạo nên những nguồn cảm hứng cho sáng tác của Văn Cao, như nhiều người gán ghép. Mãi đến sau này nhiều người ta mới vỡ lẽ, "Suối mơ" đã được sáng tác từ khi đất nước chưa có dấu vết chiến tranh, chứ không phải sáng tác ở chiến khu, như bao người lầm tưởng. Nhưng xét cho cùng, việc đem những lý do chính trị gán ghép cho hoàn cảnh ra đời của một tác phẩm, cũng không làm ảnh hưởng đến giá trị của ca khúc này trong nền tân nhạc Việt Nam. Bởi vì cho dù lịch sử có trải qua bao biến đổi, thì chân giá trị của những tác phẩm bất hủ sẽ vẫn sống vượt không gian và thời gian. "Suối mơ" và "Bến xuân" được Phạm Duy đánh giá là cực điểm của  "Lãng mạn tính" trong ca nhạc Việt Nam. Tuy Văn Cao vẫn hư cấu về các giai nhân và người hùng trong sáng tác, thế nhưng trong nhạc phẩm "Bến xuân", người con gái trong ca khúc lại là người thật như một ngoại lệ đặc biệt. Người đẹp trong "Bến Xuân" là ca sĩ Hoàng Oanh ở Hải Phòng lúc ấy. Không mấy người biết được câu chuyện này, và khi Văn Cao còn sống, câu chuyện này vẫn được giữ kín cho đến khi Văn Cao qua đời được 2 năm, điều này mới được tiết lộ và gia đình Văn Cao cũng xác nhận đây là câu chuyện có thật. Ngày ấy, nữ ca sĩ Hoàng Oanh đến thăm Văn Cao tại bến đò, tạo nguồn cảm hứng cho ông viết bản "Bến xuân": Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước, Em đến tôi một lần… Nhưng rồi có lẽ Hoàng Oanh chỉ đến một lần và từ đó cánh hồng bặt tăm, nên trong lời thứ hai của ca khúc ,Văn Cao đã ngẩn ngơ:  Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác, Em đến tôi một chiều Bến nước tiêu điều, còn hằn in nét dáng yêu…                Khi sáng tác "Bến xuân", Văn Cao đã từ những cảm xúc đẹp đẽ, trong sáng và một hoài niệm về một chuyện tình nhẹ nhàng vừa chớm nhưng đã vội lìa xa. Sau đó không lâu Hoàng Oanh đã lập gia đình với một nhạc sĩ cũng rất nổi tiếng ở Hải Phòng, để lại Văn Cao cùng căn nhà "ngơ ngác" của ông.

Comments