Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Diễm Xưa (Trịnh Công Sơn) - 美しい昔 (Nhạc Trịnh Công Sơn) - Guitar Solo - Guitarist Nguyễn Bảo Chương в хорошем качестве

Diễm Xưa (Trịnh Công Sơn) - 美しい昔 (Nhạc Trịnh Công Sơn) - Guitar Solo - Guitarist Nguyễn Bảo Chương 11 лет назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Diễm Xưa (Trịnh Công Sơn) - 美しい昔 (Nhạc Trịnh Công Sơn) - Guitar Solo - Guitarist Nguyễn Bảo Chương

Mời các bạn ghé qua shop đàn của Chương bên dưới nhé: https://shorten.asia/2SAz1Hs4 #DiemXua #TrinhCongSon #DiemXuaTrinhCongSon #NguyenBaoChuong #DiemXuaGuitarSolo Diễm Xưa (Trịnh Công Sơn) - 美しい昔 (Nhạc Trịnh Công Sơn) - Guitar Solo - Guitarist Nguyễn Bảo Chương Diễm Xưa là ca khúc trữ tình của chuyện tình đơn phương của Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn với cô nàng tên Diễm. Nội dung của bài hát thật đơn giản là "Ngày xưa ở đây nhìn sang có cô Diễm, ngày nay nhìn sang không có cô Diễm" , dù nội dung của bài nhạc đơn giản, nhưng với chất nhạc đơn giản và ca từ phong phú, Trịnh Công Sơn đã tạo nên ca khúc thật hay và mới mẻ. Bài hát Diễm Xưa được nhiều ca sĩ nỗi tiếng trình bày thành công như: Khánh Ly, Hồng Nhung... Và đây là bản Diễm Xưa (Guitar Solo) - Nguyễn Bảo Chương Lời Bài Hát Diễm Xưa Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua Trên bước chân em âm thầm lá đổ Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa Chiều nay còn mưa sao em không lại Nhỡ mai trong cơn đau vùi Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau Bước chân em xin về mau Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động Làm sao em nhớ những vết chim di Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng Để người phiêu lãng quên mình lãng du Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động Làm sao em biết bia đá không đau Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau. SƠ LƯỢC VỀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI HÁT "DIỄM XƯA" Diễm xưa là một bài hát nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết năm 1960[1], được phát hành trong băng nhạc Sơn Ca 7, lấy từ ý "Diễm của những ngày xưa". "Diễm xưa" cũng được dịch ra tiếng Nhật dưới nhan đề 美しい昔 (Utsukushii mukashi) và được Khánh Ly trình bày ở hội chợ Osaka năm 1970. "Diễm xưa" còn được đưa vào chương trình giáo dục về môn văn hóa Việt tại một trường đại học ở Nhật Bản. Đại học Kansai Gakuin cũng có một cuốn sách viết về bài "Diễm xưa" có kèm theo DVD để tiện cho việc nghiên cứu của sinh viên. Bài hát còn được đài truyền hình NHK chọn làm bản nhạc chính cho một bộ phim về cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông Nhật lấy người vợ Việt Nam. Trịnh Công Sơn đã kể lại: Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế. Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những mùa nắng, ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế, người con gái ấy đi qua nhạt nhòa trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt... Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường. Từ ban công nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận. Thời buổi ấy những người con gái Huế chưa hề dùng đến phương tiện có máy nổ và có tốc độ chóng mặt như bây giờ. Trừ những người ở quá xa phải đi xe đạp, còn lại đa số cứ đến trường bằng những bước đi thong thả hoàng cung. Đi để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng, mình là một nhan sắc. Nhan sắc cho nhiều người hoặc chỉ cho một người thì có quan trọng gì đâu. Những bước chân ấy từ mọi phía đổ về những ngôi trường với những cái tên quen thuộc, đôi khi lại quá cũ kỹ. Đi để được những con mắt chung quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thì giờ nhìn ngắm trời đất, sông nước và hoa lá thiên nhiên. Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một dòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết. Huế nhờ vậy không bao giờ cạn nguồn thi hứng. Thành cổ, đền đài, lăng tẩm khiến con người dễ có một hoài niệm man mác về quá khứ hơn và một phần nào cũng cứu rỗi cho con người ta khỏi vành đai tục lụy. Và từ đó Huế đã hình thành cho riêng mình một không gian riêng, một thế giới riêng. Từ đó con người bỗng đâm ra mơ mộng và ước mơ những cõi trời đất như không có thực. Nhưng thật sự thực và mơ là gì? Thật ra, nói cho cùng, cái này chỉ là ảo ảnh của điều kia. Và với những ảo ảnh đó đã có một thời, khá dài lâu, những con người lớn lên trong thành phố nhỏ nhắn đó đã dệt gấm thiêu hoa những giấc mơ, giấc mộng của mình. Đó cũng là thời gian mà mỗi sớm tinh mơ, mỗi chiều, mỗi tối, tiếng chuông Linh Mụ vang xa trong không gian, chuyền đi trên dòng sông để đến với từng căn nhà khép hờ hay đang đóng kín cửa. Thời gian trôi đi ở đây lặng lẽ quá. Lặng lẽ đến độ người không còn cảm giác về thời gian. Một thứ thời gian không bóng hình, không màu sắc. Chỉ có cái chết của những người già, vào mùa đông giá rét, mới làm sực tỉnh và bỗng chốc nhận ra tiếng nói thì thầm của lăng miếu, bia mộ ở những vùng đồi núi chung quanh.

Comments