Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Cách phân tích ảnh để chụp đẹp hơn! в хорошем качестве

Cách phân tích ảnh để chụp đẹp hơn! 7 месяцев назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Cách phân tích ảnh để chụp đẹp hơn!

Cảm xúc… khoảnh khắc… ánh sáng… màu sắc… là một vài yếu tố trong những cảm nhận ban đầu của người xem một tấm ảnh thể loại nghệ thuật hoặc có xu hướng nghệ thuật. Nội dung hay thông điệp hoặc câu chuyện kể của tấm ảnh là yếu tố quyết định khả năng tác động tới độc giả và sức sống của bức ảnh theo thời gian. Cơ hội được tiếp xúc với những nội dung hay đối với những người chụp ảnh nói chung là không quá nhiều nhưng khả năng nắm bắt cơ hội và thời cơ đó để ghi nhận và thể hiện tối đa lại càng ít hơn. Năng lực về phát hiện và nắm bắt cơ hội, theo quan điểm của tôi phụ thuộc rất nhiều vào tư duy tổng hợp của người chụp về mọi mặt trong đời sống trên nhiều lĩnh vực, có thể đơn giản từ kinh tế, xã hội, văn hóa… và phức tạp hơn về cả triết học, mỹ học, nghệ thuật v.v… Những nhận thức và tư duy nói chung sẽ có sự khác biệt, thậm chí là trái ngược giữa người này với người kia, khi cùng xem xét 1 bức ảnh hoặc rộng ra là cách giải quyết 1 vấn đề nên tôi không thể một mình chia sẻ khơi khơi ở đây được. Tuy nhiên, khả năng ghi nhận lại và thể hiện tối đa những nội dung đó thành một bức ảnh hoàn chỉnh lại hoàn toàn dễ dàng chia sẻ về cách thức đánh giá và thực hiện để chúng ta cùng nhau nâng cao trình độ của riêng mình. Nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật nhưng hậu trường của “tính nghệ thuật đó” lại là những vấn đề thuần kỹ thuật về nhiếp ảnh mà chúng ta hoàn toàn học hỏi được như góc nhìn, bố cục, ánh sáng, màu sắc, độ sắc nét và chi tiết v.v… Trong video này, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về cách phân tích kỹ thuật một bức ảnh tốt để cải thiện những gì chúng ta còn thiếu hoặc sửa chữa những lỗi đã mắc trước đây để rồi chúng ta sẽ biết cách tạo ra những bức ảnh trong tương lai hoàn thiện hơn nữa. CHỦ THỂ & BỐ CỤC RÕ RÀNG Tôi đánh giá đây là nội dung khó nhất trong 4 nội dung trong video này và để thể hiện tốt nhất nội dung này, chúng ta cần tư duy mạch lạc để lựa chọn được chủ thể phù hợp nhất trong một bối cảnh rộng lớn có nhiều vị trí máy, góc máy và tiêu cự thể hiện khác nhau; trải nghiệm và chụp nhiều để có nhiều kinh nghiệm; và đặc biệt là cần xem ảnh và biết cách phân tích ảnh của những NAG giỏi và nổi tiếng thế giới. ÁNH SÁNG & CHIỀU SÂU KHÔNG GIAN - Một tấm ảnh ở góc độ vật lý là không gian 2 chiều nhưng chúng ta cần thể hiện cho người xem thêm 1 chiều không gian nữa bằng cách tạo ra cảm giác về độ sâu bên trong tấm ảnh đó. Những tấm ảnh có bố cục đường dẫn, hội tụ, có nhiều lớp cảnh hoặc có đầy đủ các lớp tiền cảnh – trung cảnh và hậu cảnh sẽ giúp cảm giác về độ sâu là khá tốt nhưng tuyệt vời nhất vẫn là sử dụng bóng đổ của ánh sáng ngược hoặc xiên ngược kết hợp với những bố cục nêu trên. - Trong ảnh chân dung, sử dụng trường ảnh mỏng sẽ làm cho chủ thể được tách ra khỏi lớp cảnh phía trước và phía sau mờ nhòe giúp tăng chiều sâu của không gian. Ngoài ra, nếu chủ thể được chụp dưới ánh sáng ngược còn giúp tạo ra vầng sáng hào quang quanh chủ thể, đặc biệt là ven tóc rất được ưa chuộng vì tấm ảnh còn tăng không gian chiều sâu không gian trên chính khuôn mặt và vóc dáng người của người mẫu. Trong những tình huống này, người ta thường hoặc là dùng tiêu cự rất dài để giảm bớt dải tương phản động của cảnh nếu chụp với ánh sáng tự nhiên, hoặc sử dụng hắt sáng vào chủ thể hoặc tối ưu nhất là chụp với đèn chớp flash để kiểm soát mức phơi sáng riêng cho chủ thể theo mong muốn. MÀU SẮC & SẮC ĐỘ Tùy chủ thể, tình huống mà sử dụng màu sắc hoặc sắc độ phù hợp để tôn vinh được đúng nội dung hoặc chủ thể mà chúng ta muốn đề cập. Càng phát triển tư duy tốt hơn, chúng ta sẽ có xu hướng sử dụng màu trộn thay vì sử dụng các màu cơ bản, với độ bão hòa màu vừa phải, tinh tế hơn. Về phương diện màu sắc, tôi vẫn cần phải khoe gần 20 giả lập màu của Fuji từ các màu film nhựa cổ điển thời xưa áp vào các tấm ảnh kỹ thuật số hiện nay trên các máy ảnh Fujifilm mà các hãng máy ảnh khác không thể có được. Các giả lập màu có thể được xử lý trực tiếp trên các máy ảnh Fujifilm và trả về file JPEG ngay sau khi chụp nhưng tối ưu hơn có thể được áp trên các file RAW để chúng ta có thể hậu kỳ sau đó. ĐỘ SẮC NÉT & HIỂN THỊ CHI TIẾT - Chụp ảnh đương nhiên cần đúng nét và biết sử dụng dải khẩu độ ngọt của từng ống kính để tấm ảnh có chất lượng tốt nhất. - Những tấm ảnh được chụp với dải tương phản động của cảnh rất lớn sẽ không dễ dàng lấy lại được các chi tiết cần thiết cho vùng sáng highlight và vùng tối shadow như trải nghiệm của mắt chúng ta khi chụp. Do đó, trước khi bấm máy chúng ta cần nhận định được dải này có vượt quá xa dải tương phản động của chiếc máy mình đang sử dụng không? và nếu chênh sáng đủ nhiều thì chúng ta cần sử dụng hoặc là kỹ thuật chụp bù trừ sáng, hoặc sử dụng filter GND để giảm sáng những vùng sáng nhất như vùng trời đối với ảnh phong cảnh và sử dụng đèn chớp flash đối với ảnh chân dung. 0:00 Cách phân tích ảnh 1:46 Giới thiệu kênh 2:03 Chủ thể & bố cục rõ ràng 3:50 Ánh sáng & chiều sâu không gian 5:20 Màu sắc & sắc độ 7:21 Độ sắc nét & hiển thị chi tiết 9:45 Tổng kết & gợi mở #photography #fujifilm #analysis

Comments