Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Công nghệ, nguyên tắc & kỹ thuật lấy nét в хорошем качестве

Công nghệ, nguyên tắc & kỹ thuật lấy nét 1 год назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Công nghệ, nguyên tắc & kỹ thuật lấy nét

CÔNG NGHỆ LẤY NÉT Thời gian chụp ảnh bằng phim trước đây, chúng ta phải lấy nét hoàn toàn thủ công (Manual focus). Hầu hết các máy ảnh phim thường sử dụng màn hình lấy nét mờ bằng cách sử dụng một lăng kính vi mô phân tách hình ảnh (Split image micro prism focusing screen). Cách lấy nét là xoay vòng lấy nét cho tới khi hình ảnh bị cắt theo chiều ngang ở trung tâm trở nên trùng khít là ảnh đã được lấy nét. Ngoài cách lấy nét cắt còn kiểu lấy nét hoa dâu hoặc kết hợp cả 2 bằng cách xoay vòng lấy nét cho đến khi hình ảnh trong hai nửa trở thành toàn bộ hoặc/và các họa tiết hoa dâu mờ ảo biến mất và hình ảnh trở nên sắc nét. Sau khi máy ảnh kỹ thuật số ra đời thì công nghệ lấy nét tự động (Auto focus) được hỗ trợ trên hầu hết các ống kính. Lúc này, máy ảnh sẽ sử dụng bộ vi xử lý kết hợp với cảm biến để giúp chúng ta lấy nét bằng công nghệ lấy nét theo pha hoặc lấy nét tương phản hoặc kết hợp cả hai. - Lấy nét theo pha (Phase-detection auto focus - PDAF) có điểm mạnh là lấy nét này là nhanh phù hợp với các chủ thể chuyển động nhanh như thể thao và động vật hoang dã nhưng nhưng có một số hạn chế như độ chính xác không bằng lấy nét tương phản và phát sinh thêm chi phí cho cảm biết lấy nét riêng. - Lấy nét Tương phản - contrast-detection auto focus (CDAF) có điểm mạnh là có độ chính xác cao hơn, không phát sinh thêm cảm biến lấy nét nhưng hạn chế là chậm, hoạt động không tốt với môi trường ánh sáng yếu và đối với những chủ thể chuyển động. Công nghệ cảm biến máy ảnh gần đây, cùng với sự phát triển của ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI cũng giúp các máy ảnh hiện đại có thể nhận diện được các loại chủ thể khác nhau như người để có thể lấy nét vào khuôn mặt, thậm chí có thể lựa chọn vào mắt trái hoặc mắt phải, và các loại động vật như chim, hoặc thậm chí là các phương tiện giao thông như ô-tô, xe đạp, xe máy, máy bay, tàu hỏa để có thể tự dò tìm điểm lấy nét phù hợp nhất. NGUYÊN TẮC LẤY NÉT - Cho máy ảnh biết đâu là điểm/khu vực hoặc chủ thể chúng ta muốn lấy nét: Các máy ảnh hiện nay hầu hết có một cần điều khiển joystick phía sau để người sử dụng di chuyển điểm lấy nét. Cảm biến máy ảnh càng hiện đại càng cung cấp số điểm lấy nét trên cảm biến càng nhiều và thậm chí quá nhiều có thể không dùng hết. Fujifilm X-T1 cho 49 điểm lấy nét, trong khi X-T2 cho 91 điểm, X-T3 đến X-T5 là 117 điểm dải khắp cảm biến. Ở các thế hệ máy ảnh có màn hình cảm ứng cũng cho phép chúng ta nhấn vào vị trí lấy nét trên màn hình. - Cho máy ảnh biết chủ thể lấy nét là tĩnh hay động liên quan tới các chế độ lấy nét trên máy ảnh gồm lấy nét 1 lần (S - Single) cho chủ thể tĩnh, lấy nét liên tục (C- Continuous) cho chủ thể chuyển động và lấy nét thủ công (M – Manual). KỸ THUẬT LẤY NÉT - Nếu chiếc máy ảnh không chỉ có mình bạn sử dụng, hãy kiểm tra độ viễn thị của ống ngắm EVF trước tiên để đảm bảo đúng nét với chính mắt bạn. - Chọn điểm hoặc khu vực lấy nét lại có nhiều lựa chọn đa dạng trong menu AF Mode gồm lấy nét điểm (Single point), lấy nét vùng (Zone), lấy nét theo chiều rộng hoặc theo dõi chủ thể (Wide/Tracking) và chế độ hỗn hợp. - Nếu chủ thể chính là người, chúng ta cần lấy nét vào khuôn mặt, cụ thể hơn là lấy nét vào mắt gần máy ảnh hơn là mắt người xem sẽ chú ý hơn. Chúng ta cần bật chế độ Face/eye detection này trong menu hoặc có thể gán một phím chức năng trên máy ảnh mà bạn muốn để bật tắt chế độ này với thao tác nhanh hơn. - Đối với trường hợp chụp nhóm người theo nhiều hàng có chiều sâu, chúng ta cần lấy nét vào mặt/mắt người ở khoảng giữa hoặc 1/3 chiều sâu phía trước theo nguyên tắc điểm lấy nét thường nằm ở 1/3 phía trước của độ sâu trường ảnh. - Nếu chủ thể là động vật hoặc các phương tiện giao thông cũng có thể bật chế độ nhận diện chủ thể này nếu máy ảnh hỗ trợ như trên các máy ảnh sử dụng cảm biến thế hệ thứ 5 gồm X-T5, X-H2 và X-H2S. - Đối với nhiếp ảnh phong cảnh hoặc các chủ đề tĩnh khác, chúng ta sẽ ước lượng bằng việc quan sát và lấy nét vào điểm nằm trong khoảng 1/3 trường nét mà chúng ta mong muốn. - Trong một số tình huống phức tạp như chụp dải ngân hà (Milky way) do không đủ ánh sáng để có thể lấy nét tự động, chúng ta bắt buộc phải sử dụng chế độ lấy nét thủ công hoàn toàn bằng cách xoay vòng lấy nét tới vô cực. - Trong tình huống chúng ta sử dụng các ống kính MF và hoàn toàn không có mạch kết nối giữa máy ảnh và ống kính thì đương nhiên chúng ta phải sử dụng chế độ lấy nét thủ công MF. Trước tiên chúng ta cần bật chế độ chụp không ống kính (Shoot without lens), tiếp theo, chúng ta nên chọn chế độ hỗ trợ lấy nét thủ công (MF Assist) và sẽ có 3 lựa chọn, Standard là không hỗ trợ gì, Digital Split Image sẽ chia hình ảnh và khi xoay vòng lấy nét cho hình ảnh rõ nét và chế độ thường được sử dụng vì dễ quan sát nhất là Focus Peak Highlighs và xoay vòng xoay khi chủ thể được được viền sáng màu bao quanh khi chủ thể đã được lấy nét. 0:00 Giới thiệu chung 0:41 Giới thiệu kênh 0:58 Những công nghệ lấy nét 4:09 Nguyên tắc lấy nét 5:42 Kỹ thuật lấy nét #photography #fujifilm #technical #technology #focus #autofocus

Comments