Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб KÌ LẠ VỀ BÀN GỖ TỰ XOAY Ở ĐÀ LẠT - LÂM ĐỒNG в хорошем качестве

KÌ LẠ VỀ BÀN GỖ TỰ XOAY Ở ĐÀ LẠT - LÂM ĐỒNG 12 лет назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



KÌ LẠ VỀ BÀN GỖ TỰ XOAY Ở ĐÀ LẠT - LÂM ĐỒNG

Điều kỳ lạ...! Đó là những chiếc bàn cấu tạo rất giống nhau: Bàn bằng gỗ, chỉ cao ngang bụng. Mặt bàn tròn, đường kính khoảng 80 cm. Dáng bàn rất thanh mảnh tựa trên ba chân và được gắn với mặt bàn bởi một trục chính tâm. Đây cũng là điểm tựa để mặt bàn có thể xoay quanh trục của nó. So với các loại bàn để uống trà khác thì nó không có gì khác biệt nếu không muốn nói là có phần đơn giản. Chính cái sự giản đơn về cấu tạo mới gây ngạc nhiên lớn đối với mọi người khi tận mắt chứng kiến công năng của nó. Đó là: Nếu khách tham quan cùng úp tay lên mặt bàn và thống nhất tâm niệm nó tự quay theo chiều nào lập tức mặt bàn từ từ chuyển động xoay tròn. Nếu mọi người vẫn giữ nguyên tay và bước chân theo vòng xoay của mặt bàn thì nó sẽ chuyển động nhanh dần theo hướng đó. Nếu có ai đó kêu lên: "Dừng lại" lập tức nó đột ngột dừng lại... Bàn sẽ xoay theo chiều phải hay trái, nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào ý trí và mệnh lệnh của khách. Tuy nhiên không phải cuộc thử nghiệm nào cũng thành công. Lý giải về điều này chủ nhân của nó cho rằng tại những người tham gia chưa thật chú tâm, nên bàn không chuyển động. Có khách tham quan tỏ ý nghi ngờ thì chủ nhân chiếc bàn, tháo hẳn mặt bàn ra để mọi người quan sát kỹ cấu tạo của nó. Và đúng là chẳng có bí mật nào ngoài cấu trúc bình thường của một chiếc bàn trà. Thậm trí ông chủ của chiếc bàn tại quán nước số 30A đường Khe Sanh phường 10 TP. Đà Lạt còn lật hẳn mặt bàn và đặt nó trên một chiếc ghế nhựa, rồi cho mọi người làm thử. Thật ngạc nhiên mặt bàn vẫn xoay. Càng ngạc nhiên hơn khi ông cho một người khách ngồi lên giữa bàn và mọi người lại đặt tay lên chiếc bàn vẫn xoay trên mặt ghế.! Chiếc bàn bình thường như những chiếc bàn khác ráp vào một cách dễ dàng mà không phải dùng tới một cây đinh nào. Cũng chính vì thế mà nó được đưa từ Bình Định vào và được tọa lạc ở chân đồi Mộng Mơ. Điều mọi người quan tâm nhất chính là trong ngôi nhà này có một chiếc bàn kỳ lạ như đã nói ở phần trên. Chiếc bàn thứ hai nằm tại một quán nước nhỏ số 30A, đường Khe Sanh TP. Đà Lạt. Nếu đi từ khách sạn Minh Tâm lên khoảng 300 m, thì nó nằm bên tay phải. Theo giải thích của chủ nhân chiếc bàn này là của ông Nguyễn Tại, thôn An Lộc, xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Người ta phát hiện ra sự kỳ lạ của chiếc bàn vào năm 1976, hoàn toàn do tình cờ khi mọi người cùng để tay lên bàn thì nó bắt đầu xoay... Chiếc bàn thứ ba cũng nằm trên đường Khe Sanh, trong một ngôi chùa. Dân địa phương quen gọi là chùa Tàu, chỉ cách quán nước trên vài trăm mét. Tất cả các bàn này đều có chung quê hương Bình Định và theo các chủ nhân chúng đều được chế tạo từ giữa thế kỷ 18. chính xác là vào thời Tây Sơn. Mục đích chế tạo ra những chiếc bàn này là do những nhà giàu xưa thuê làm ra để con cháu vui chơi, giải trí. Không biết ngoài ba chiếc bàn nói trên còn có chiếc nào khác ở đâu đó chưa phát hiện ra? Cơ sở khoa học để giải thích hiện tượng kỳ lạ trên còn đang gây nhiều tranh cãi. Nhưng có một điều chắc chắn mà chủ nhân những chiếc bàn đã khẳng định là không có gì ma quái, huyền bí cả. Bản thân họ cũng rất mong các nhà khoa học có câu trả lời thỏa đáng. Còn bây giờ mặc cho ai nói gì thì nói, du khách hiếu kỳ hằng ngày vẫn tấp nập đến chiêm ngưỡng chúng. Còn những chiếc bàn cũng vẫn vô tư quay như mọi ngày để lại sau nó là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp...? Tính xác thực của những chiếc bàn nói trên có thể chỉ chủ nhân của nó biết. Tuy chưa thể nghi ngờ mục đích của việc quảng bá công dụng kỳ lạ của chiếc bàn, nhưng có một điều cần quan tâm. Đó là việc không mấy mặn mà gì trong việc giới thiệu chiếc bàn ở chùa Tàu. Các nhà sư ở đây để mặc cho khách tự do chiêm nghiệm. Phải chăng họ tuân thủ lời răn dạy của nhà Phật là không được nói dối?

Comments