Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Lợi Và Hại Khi Làm Trại Nấm Bào Ngư Như Thế Này || Truyện Nấm в хорошем качестве

Lợi Và Hại Khi Làm Trại Nấm Bào Ngư Như Thế Này || Truyện Nấm 2 года назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Lợi Và Hại Khi Làm Trại Nấm Bào Ngư Như Thế Này || Truyện Nấm

Tư vấn mp: 0946879239 Chúc cả nhà xem video vui vẻ nhé. - Video lúc chưa ra nấm của trại này:    • Cách thiết kế trại nấm bào ngư đạt hi...   - Cách Trồng Nấm Bào Ngư Từ A Đến Z Cho Người Mới Bắt Đầu:    • Cách trồng Nấm Bào Ngư Xám từ A đến Z...   - Cách Trồng Nấm Bào Ngư Đơn Giản Tại Nhà:    • Truyện Nấm hướng dẫn trồng Nấm Bào Ng...   - Cách Gắn Béc Giảm Nhiệt Mái Tole Mùa Nóng Hiệu Quả:    • Hướng Dẫn Gắn Béc Nhựa Giá Rẻ Giảm Nh...   Cả nhà nhớ like và đăng ký kênh ủng hộ mình nhé. Thanks #nấmbàongư #truyệnnấm #cáchtrồngnấm - Facebook cá nhân:   / truyen.nam88   - Fanpage:   / xuantruyen88   KỸ THUẬT TRỒNG NẤM BÀO NGƯ XÁM QUY MÔ TRANG TRẠI Để có được thành quả chúng ta cần tuân thủ theo các bước sau đây  Bước 1: Nhập phôi nấm về nhà mọi người nên để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng và mưa trực tiếp lên bịch phôi, trại càng thoáng và càng gió càng tốt. Phôi lúc này rất cần oxy để phát triển. Nếu trại nuôi trồng kín trong lúc này thì phôi có khả năng lại màu mùn và chết tơ dần. Lúc này không được tưới nước và đậy nắp, nó sẽ hỏng đấy. Nếu chất lên kệ thì không nên chất hết mà để đứng bớt xuống đất cho đến khi tơ kéo kín bịch hãy chất lại lên kệ. Sau đó dùng nước Javen hoặc Cloramin B pha theo hướng dẫn trên bao bì rồi tiến hành xịt xung quanh trại và lướt nhẹ lên bông ở cổ miệng để phòng bệnh. Cứ cách nhau 15 ngày mọi người nên xông trại bằng bồ kết với muối hột bỏ vào than đỏ sau đó cho khói lan toàn trại, hoặc có thể xông bằng lá sả, vỏ bưởi, và các loại thuốc xông chuyên dụng.  Bước 2: Theo dõi sự phát triển của phôi nấm cho đến khi thấy nấm tự ăn bông gòn và chui ra khỏi miệng (đạt 10% trên tổng số phôi), kiểm tra phôi phải tiết nước vàng và tạo thành mảng trắng, ta tiến hành rút hết bông gòn ra. Pha nước vôi (1kg vôi 100L nước) để lắng và lấy nước trong xịt vào cổ miệng. Nếu phôi cấy bằng lúa thì nên cạo lớp lúa bỏ đi, vì màng tơ lúa dày hơn nên nấm khó chui ra.  Bước 3: Để 1 ngày cho khô miệng cổ phôi nấm và lấy nắp đậy lại 7 ngày (lúc này không được tưới nước) trại càng thoáng càng tốt.  Bước 4: Đậy nắp đúng 7 ngày ta tiến hành sốc lạnh (4h sáng tưới liên tục đến 6h - 7h sáng) xong tháo nắp ra liền và để 12 tiếng sau bắt đầu tưới (tức là khoảng 6-7h tối cùng ngày), kiếm vải hoặc bao bố, lưới lan trùm kín lại nhưng vẫn chừa độ thoáng bên trên nha. Cứ như thế mỗi ngày tưới 4-5 lần (ban đêm không tưới) cho đến khi (khoảng 4 – 5 ngày) nấm chui ra và nở khoảng 5-6cm.  Bước 5: Bắt đầu thu hoạch nấm, chùm nào lớn hái trước và phải hái nguyên chùm. Chùm nào nhỏ thì tưới tiếp cho nó lớn rồi hái. Hái đến khi hết nấm thì thôi.  Bước 6: Hết nấm rồi ta ngừng tưới và tháo hết vách ra cho thoáng cái trại. Để 1 ngày sau cho gốc nấm còn xót lại héo bớt cho dễ dọn vệ sinh. Rồi tiến hành dọn vệ sinh bằng cách lấy muỗng cà phê cạy cái gốc còn xót lại ra. Trong quá trình dọn vệ sinh cần chuẩn bị chai cồn để khử trùng cái muỗng, dọn vài chục bịch thì ta khử trùng cái muỗng 1 lần hoặc dọn trúng cái bịch bị nhiễm mốc thi ta cũng nên khử trùng cái muỗng liền nhằm tránh lây lan bệnh. Sau đó pha nước vôi (1kg vôi 100l nước) để lắng và lấy nước trong xịt vào cổ miệng với mục đích phòng bệnh. Lưu ý dọn vệ không nên cạy sâu vào mùn cưa, chỉ nên cạy sạch cái gốc nấm còn xót lại thôi nha. Sau đó xông trại tiếp nhé mn.  Bước 7: Quay lại bước 3 và cứ như thế lặp đi lặp lại 8-9 lần... Lưu ý 1 chút nhé: Mọi người nên chất bịch phôi nằm ngang và hơi chúi đầu xuống đất, như thế khi tưới thì mình tưới thoải mái luôn mà không sợ nước đọng vào cổ miệng gây hỏng phôi và nấm. Các bước 1 2 3 6 7 là không tưới nước nha.

Comments