Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб Tư duy nhiếp ảnh - giai đoạn tiền kỳ & hậu kỳ в хорошем качестве

Tư duy nhiếp ảnh - giai đoạn tiền kỳ & hậu kỳ 3 месяца назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



Tư duy nhiếp ảnh - giai đoạn tiền kỳ & hậu kỳ

TƯ DUY TIỀN KỲ Mục tiêu căn bản của tiền kỳ sẽ là tấm ảnh có nội dung rõ ràng, giàu cảm xúc, có bố cục tốt, và có ánh sáng đẹp. Cảm xúc là thứ vô cùng trừu tượng nên không thể đưa ra một nguyên tắc tiêu chuẩn. Bố cục tốt là có chủ thể rõ ràng và có liên quan tới tiêu cự ống kính, vị trí và góc máy, cách sắp xếp các chủ thể trong ảnh và có nhiều lớp cảnh nhằm nổi bật nhất chủ thể chính/nội dung và tăng chiều sâu không gian cho bức ảnh. Ánh sáng đẹp liên quan tới hướng chụp so với hướng ánh sáng, thời điểm chụp phù hợp để có ánh sáng mềm mại đối với ánh sáng tự nhiên và tạo ra được màu sắc phong phú cho bức ảnh. Tư duy tiền kỳ đối với mỗi chủ đề nhiếp ảnh khác nhau cũng khác nhau về cả số lượng và danh mục công việc. TƯ DUY HẬU KỲ - Có 2 lý do chính cần chúng ta phải hậu kỳ. Lý do thứ nhất gồm xử lý những hạn chế của máy ảnh đối với những dải tương phản động lớn để tấm ảnh thể hiện chi tiết hơn những vùng sáng highlight và vùng tối shadow như mắt chúng ta được trải nghiệm khi chụp. Lý do thứ 2 là xử lý hoặc loại bỏ những thứ không mong muốn mà giai đoạn tiền kỳ chưa xử lý được. Và lý do thứ 3 là thêm phần sáng tạo của cá nhân trong việc làm nổi bật những chủ thể trong ảnh mà chúng ta mong muốn, đối với ảnh chân dung thường là việc xử lý kết cấu và họa tiết làn da theo 2 trạng thái đối nghịch, hoặc là mịn màng hơn đối với người trẻ để tạo ra sự mềm mại dễ thương và tăng thêm sự gai góc cho những nếp nhăn của người gì để thể hiện được sự gian khó, từng trải. - Tư duy hậu kỳ là việc ra quyết định xử lý tấm ảnh thế nào để đẩy được cao trào của tấm ảnh và có điểm nhấn vào những chủ thể cụ thể nhằm thể hiện tốt nhất mục tiêu nội dung và hình thức như chúng ta đã tưởng tượng ở khâu tiền kỳ. Việc khó nhất của giai đoạn hậu kỳ chính là suy nghĩ và ra những quyết định này, tức là muốn tấm ảnh sẽ trông như thế nào. Khi đã có quyết định, vấn đề kỹ thuật của việc hậu kỳ trở nên cực kỳ đơn giản, cho dù đó là việc xử lý về sáng tối, tương phản, độ mờ - độ nét v.v… - Riêng màu sắc thôi loài người cũng đã để lại cả một một ngành khoa học nhằm tạo ảnh hưởng tốt tới thị giác và tâm lý người xem khi kết hợp màu sắc một cách hài hòa và có chủ đích. Tôi yêu Fujifilm một phần cũng bởi họ có một kho tàng giả lập màu trên máy ảnh kỹ thuật số rất phong phú, hài hòa và đẹp mắt được tái hiện lại từ các màu phim nhựa cổ điển từ những năm 50 của thế kỷ trước. Những màu gây cảm xúc nhất với tôi là Classic Chrome, Classic Negative, Acros, Nostalgic Negative, và mới đây nhất là màu Reala Ace. CÁCH PHÁT TRIỂN TƯ DUY - Xem lại ảnh của chính mình 3-4 năm trở về trước mới thấy mình rất thiếu tư duy trong mọi giai đoạn của nhiếp ảnh. Tôi đã chụp rất nhiều, thường xuyên học hỏi cũng rất nhiều từ các NAG nổi tiếng cả ở trong nước và ở nước ngoài trên các nền tảng mạng xã hội nhưng thời gian đúc kết được kinh nghiệm và tổng hợp thành những dòng chảy tư duy như vậy vẫn là quá lâu. Giá hồi đó tôi gặp được một người hướng dẫn giỏi nào đó thì chắc sẽ bớt phung phí cơ hội trong nhiều năm qua. - Khi tham dự các chương trình phototour, tôi thường dành một khoảng thời gian ban đầu cho việc đi lại và quan sát những góc nhìn khác nhau bằng mắt thường để lựa chọn được góc ảnh tốt nhất, thay vì lao vào một vị trí để chụp ngay. Ngay cả đối với 1 vị trí máy, chúng ta cũng có thể đa dạng hóa góc nhìn bằng cách sử dụng nhiều tiêu cự khác nhau cho góc toàn, trung và cận cảnh, lùi sát nhất có thể để có thể đưa được một chút tiền cảnh hoặc tiến sát hơn tới chủ thể để có thể tránh được một số chủ thể khác không mong muốn. - Chuẩn bị tốt cho giai đoạn tiền kỳ sẽ giúp chúng ta tưởng tượng trước về bố cục và ánh sáng của bức ảnh sẽ chụp nên sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho giai đoạn trung và hậu kỳ. Và ngược lại, việc hậu kỳ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ khả năng duy trì được chi tiết ở những vùng sáng highlight và vùng tối shodow của chính chiếc máy ảnh của mình sẽ giúp chúng ta đo sáng chính xác hơn trong giai đoạn trung kỳ. - Để có thể tự mình nâng cao tư duy cho những giai đoạn của nhiếp ảnh, chúng ta nên thường xuyên xem và phân tích ảnh của những người giỏi hơn mình, bước đầu đơn giản là tìm cách bắt chước, sau đó là phát triển các vị trí máy, góc máy, tiêu cự ống kính, bố cục, ánh sáng theo cảm nhận của mình khi chụp, cách xử lý màu sắc và ánh sáng để nổi bật chủ thể khi hậu kỳ, rồi tự rút kinh nghiệm, rồi làm lại và qui trình cứ lặp lại cho tới một ngày nào đó chúng ta sẽ thấy đủ tự tin. - Nói chung, để có tư duy tốt trong nhiếp ảnh chúng ta cần trang bị một khối lượng kiến thức khổng lồ về kỹ thuật nhiếp ảnh cùng khả năng cảm nhận mỹ thuật và xa hơn nữa là khả năng sáng tạo được tích cóp trong một thời gian rất dài.    • Tư duy nhiếp ảnh - giai đoạn chụp ảnh   0:00 Dòng chảy tư duy cho các giai đoạn nhiếp ảnh 2:12 Giới thiệu kênh 2:29 Tư duy tiền kỳ 5:45 Tư duy hậu kỳ 7:48 Cách phát triển tư duy #photography #fujifilm #technical #thinking

Comments