Русские видео

Сейчас в тренде

Иностранные видео


Скачать с ютуб 5 lỗi thường gặp trong kỹ thuật setup đèn studio và cách khắc phục siêu đơn giản в хорошем качестве

5 lỗi thường gặp trong kỹ thuật setup đèn studio và cách khắc phục siêu đơn giản 5 лет назад


Если кнопки скачивания не загрузились НАЖМИТЕ ЗДЕСЬ или обновите страницу
Если возникают проблемы со скачиванием, пожалуйста напишите в поддержку по адресу внизу страницы.
Спасибо за использование сервиса savevideohd.ru



5 lỗi thường gặp trong kỹ thuật setup đèn studio và cách khắc phục siêu đơn giản

Đối với những bạn mới làm quen với môi trường studio, đặc biệt là còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng đèn strobe thì sẽ thường mắc phải 5 sai lầm sau khiến cho hình ảnh mình chụp ra chưa được đẹp. Vậy 5 lỗi này là gì? Hãy cùng xem clip nhé Ngoài những vấn đề Danny nêu ra trong video clip, nếu như bạn còn thắc mắc hay câu hỏi nào trong quá trình chụp ảnh, hãy comment ngay bên dưới hoặc inbox cho Danny theo địa chỉ fanpage sau: https://bit.ly/2MtAJeg 1. Đèn Key Light đặt quá thấp so với mẫu Khi bạn đặt đèn keylight quá thấp và ngang với mặt mẫu thì ánh sáng trên mặt người mẫu nhìn không được tự nhiên. Sở dĩ Danny dùng từ "không được tự nhiên" vì chúng ta thường quen với việc nguồn sáng thường được đặt ở trên cao chiếu xuống (dù là ánh sáng mặt trời hay là từ các bóng đèn nhân tạo) Chính vì vậy để khắc phục lỗi này bạn chỉ cần làm 1 thao tác nhỏ là chỉnh góc độ của đèn kết hợp với việc nâng cho đèn lên cao sao cho tạo ra một nguồn sáng nghiêng 45 độ so với người mẫu. Lúc này một phần bên mặt của của người mẫu sẽ có một ánh sáng hình tam giác rất đẹp. 2. Fill Light quá mạnh so với Key Light Có thể do chưa quen nên có vài bạn sẽ chỉnh Fill Light có ánh sáng tương đối mạnh, công suất gần bằng hoặc có khi còn mạnh hơn cả Key Light. Điều này dẫn đến một hệ quả là ánh sáng bị đều và phẳng do không có chính phụ, và hình chụp ra sẽ giống như ở các tiệm chụp hình thẻ. Vậy chúng ta cần quay lại khái niệm đèn Fill Light là gì và nhiệm vụ và công dụng của đèn này như thế nào. Đèn Fill Light được sử dụng với mục đích là làm cho vùng tối của ảnh không bị quá tối. Chính vì vậy đèn này thường sẽ được set yếu hơn đèn Key Light ít nhất từ 1 đến 2 stop, nhằm hừng nhẹ ánh sáng vào vùng shadow để làm dịu bớt sự tương phản. Nếu như bạn vẫn chưa quen với việc chụp với 2 đèn trở lên, chưa nắm rõ về tỉ lệ công suất giữa các đèn thì giải pháp đơn giản là bạn dùng 1 tấm phản quang/hắt sáng đặt ở phía đối diện đèn Key Light. Trong clip này thì Danny dùng 1 tấm poly trắng và nhiệm vụ của tấm poly này sẽ hứng ánh sáng từ đèn Key Light hắt ngược trở lại giúp vùng tối trên mặt mẫu sáng hơn. Đây là một cách làm vừa hiệu quả nhưng củng vừa tiết kiệm cho bạn đấy. 3. Đặt đèn Back Light sai vị trí Khi bạn chưa quen canh góc thì thường đèn Back Light sẽ hay bị đặt hơi lấn về phía trước mặt của người mẫu cũng như công suất đèn sẽ khá mạnh làm cho ánh sáng tác động làm sáng luôn phần mũi của người mẫu trông rất là khó chịu. Giải pháp là hãy mạnh tay đặt lùi đèn hẳn về phía sau người mẫu. Và một mẹo nhỏ kèm theo là bạn hãy set công suất đèn Back Light nhỏ hơn đèn Key Light 1 stop. Ví dụ như đèn Key Light có khẩu là F8 thì đèn Back Light sẽ là F5.6 4. Ảnh bị hiệu ứng flare vì đèn Back Light Hiệu ứng flare thường gặp phải khi nguồn sáng chiếu thẳng vào ống kính (lens) máy ảnh. Do đó để đèn ngược (Back Light) không tạo hiệu ứng flare khi chụp thì ta nên di chuyển đèn này càng xa máy ảnh càng tốt. Còn nếu như trong trường hợp không gian studio của bị bị giới hạn thì một mẹo nhỏ ở đây là hãy dùng tay của mình che lên hood máy ảnh để cắt bớt ánh sáng vào ống kính. 5. Đèn Background Light quá mạnh Cuối cùng là lỗi liên quan đến đèn Background Light (hay còn gọi là đèn đánh phông). Đèn này thường được sử dụng khi bạn muốn chụp ảnh với phông nền phía sau trắng hoàn toàn. Khi bạn chưa quen kiểm soát công suất của đèn này thì sẽ dẫn đến việc ánh sáng từ đèn đánh mạnh vào phông và dội lại máy ảnh tạo hiệu ứng flare, halo và làm hình ảnh bị đục. Để khắc phục lỗi này thì bạn cần bố trí cho người mẫu đứng cách xa phông nhất có thể. Ngoài ra thì mẹo nhỏ là hãy set cho đèn Background Light sáng hơn đèn Key Light 1 stop thì sẽ đạt được hiệu quả mong muốn. Ví dụ như đèn chính là F8 thì đèn Background là sẽ là F11. Hy vọng với video ngắn này Danny đã giúp bạn khắc phục được những lỗi hay mắc phải khi chụp ảnh trong môi trường studio. Cám ơn bạn đã xem clip! Tags: d7 pro studio, kỹ thuật chụp ảnh, kỹ thuật chụp ảnh cơ bản, chụp ảnh trong studio, cách chụp ảnh trong studio, hướng dẫn chụp ảnh chân dung, hướng dẫn chụp ảnh trong studio, kỹ thuật chụp ảnh trong studio, cách setup đèn, cách setup đèn trong studio, chụp ảnh studio cơ bản, chụp ảnh studio căn bản, mẹo chụp ảnh studio, đèn fill light là gì, đèn key light là gì, đèn back light là gì, đèn background light là gì, flare là gì, halo là gì, hướng dẫn setup đèn trong studio

Comments